TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN về KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN căn bản (Trang 36 - 37)

Nội dung cốt lõi của chương là cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất, chức năng, ý nghĩa, mục tiêu, phạm vi, phân loại và đối tượng của kiểm toán, phát hiện các sai phạm

Trên cơ sở nhận thức vị trí của kiểm toán trong hệ thống quản lý, cần xác định chính xác bản chất, chức năng của kiểm toán và ý nghĩa của nó trong quản lý.

- Bản chất của kiểm toán: Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất kiểm toán. Do đó, cần hệ thống những quan điểm chủ yếu và chọn lọc để kế thừa những yếu tố cụ thể và đưa ra khái niệm về kiểm toán. Trong khái niệm này cần tập trung vào những đặc trưng chính như sau:

+ Xác minh và bày tỏ ý kiến độc lập

+ Kiểm toán viên có trình độ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.

- Chức năng kiểm toán cần được xem xét trong hai mặt của một hoạt động (kiểm toán) là xác minh và bày tỏ ý kiến trong tiến trình phát triển của nó.

+ Xác minh là mặt cơ bản với định hướng làm rõ độ tin cậy của thông tin.

+ Bày tỏ ý kiến cần hiểu rộng như những kết luận từ xác minh và đưa ra ý kiến dạng phán xử hoặc tư vấn.

- Ý nghĩa của kiểm toán trong quản lý có nhiều song có thể xét trong các quan hệ chính giữa kiểm toán với chủ thể quản lý và người quan tâm khác: tạo niềm tin cho những người quan tâm; góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp tài chính kế toán; góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Từ đó, hiểu rõ hơn vai trò, “quan tòa”, “dẫn dắt” và “cố vấn” của kiểm toán.

- Trên cơ sở hiểu khái quát chung về bản chất, chức năng của kiểm toán cần cụ thể hóa ý niệm đó vào các dạng hình kiểm toán theo cách phân loại kiểm toán với phạm vi và mục tiêu của kiểm toán:

+ Phân loại kiểm toán theo chức năng gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ.

+ Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

- “Đối tượng kiểm toán” tập trung làm rõ các khái niệm cơ bản về đối tượng và khách thể kiểm toán, diễn giải chi tiết đối tượng chung của kiểm toán và các đối tượng cụ thể của kiểm toán. Trên cơ sở nhận thức kiểm toán vừa là một môn khoa học độc lập, vừa

37 là hoạt động độc lập trong nền kinh tế thị trường, nội dung chương thứ tư cũng nêu những điểm chung và phân biệt đối tượng kiểm toán với đối tượng của các môn khoa học và các hoạt động khác như kế toán, tài chính, phân tích kinh doanh…

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN về KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN căn bản (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)