Huyền thoại và triết học I Ngu ồn gốc của triết học

Một phần của tài liệu Dua vao triet hoc (Trang 27 - 28)

Thuyết thứ nhất - thuyết cố định - cho rằng con người đã được tạo hoá dựng lên và từ đó cho đến nay con người không có có gì thay đổi.

Thuyết tiến hoá, trái lại, cho rằng con người hiện tại là kết quả của một quá trình biến hoá, khởi từ những con vật nhân hình (les anthropides). Hầu hết các nhà khoa nghiêng về giả thuyết thứ hai này. Tuy nhiên chưa có nhà khoa học nào khẳng định được lúc nào, giai đoạn nào trong đó đã xẩy ra sự chuyển hoá quyết định khiên con vật kể trên kia thành con người. Vấn đề không cần đặt ra ở đây và ta chỉ cần xác định yếu tố quyết định sự biến đổi về phần này - yếu tố làm cho con người khác con vật đó là sự đột khởi của tự do, của ý thức. Tự do, ý thức như vậy là hai đặc tính của con người với tư cách là người.

Tuy nhiên lúc đầu, con người còn ở trong tình trạng sơ khai, thấp kém và hồn nhiênm nhất là chưa giác ngộ, phản tỉnh chưa biết “trở về mình”, chưa biết mình là ý thức, là người khác con vật. Do đó nếu hiểu triết học là nỗ lực suy nghĩ về mình về vị trí của con người trong vũ trụ...một cách mạch lạc và hệ thống thì hẳn là con người sơ khai chưa có triết học.

Nhưng nếu hiểu triết học là triết lý, là một thái độ trước cuộc đời và thái độ bao hàm một ý nghĩa (dù ban đầu chưa khai triển thành ý niệm, hệ thống...) thì con người bất luận ở trình độ nhận thức nào đi chăng nữa cũng đều có những thái độ, những quan niệm về nguồn gốc con người, nguồn gốc vũ trụ, thiên nhiên... Vậy, người sơ khai có triết lý mà không có triết học ( vì chưa có phản tỉnh một cách hệ thống). Triết lý ở đây không phải thuần tuý là ý tưởng, kiến thức, mà là một thái độ sống. Thái độ sống này xuất hiện dưới hình thức tư tưởng, tập tục, lễ nghi, tôn giáo, chế lập xã hội... nhất là huyền thoại hay thần thoại ( có yếu tố thần linh ).

Một phần của tài liệu Dua vao triet hoc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)