Phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy.

Một phần của tài liệu SKKN rèn kĩ NĂNG làm văn DẠNG đề PHÂN TÍCH NHÂN vật QUA một đoạn TRÍCH TRONG tác PHẨM văn XUÔI (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 12) THEO cấu TRÚC đề THAM KHẢO (Trang 32 - 35)

Bốn năm

bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa

tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông

đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền.

Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướnng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt

xanh lè

thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây

thứ bà nữa. ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng

ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài,

cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước,

vừa xuyên vào từ động lái được lượn được.

- (Trích tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12)

Từ đó nhận xét về phong cách tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân.

1. MỞ BÀI

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Khát khao kiếm tìm cái Đẹp, thể hiện nó một cách uyên bác độc đáo và tài hoa, đó là nét phong cách riêng biệt, không thể trộn lẫn của Nguyễn Tuân. Tập “Tùy bút sông đà” mà tiêu biểu là “Người lái đò sông Đà” là bài ca về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc với những nét độc đáo, mới lạ trong từ ngữ, hình ảnh.đánh dấu phong cách tùy bút uyên bác tài hoa của Nguyễn Tuân

- Giới thiệu nhân vật, đoạn trích

2. THÂN BÀI

a. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tùy bút Người lái đò sông Đà

- Tác phẩm Người lái đò sông Đà cũng như tập tùy bút “Sông Đà” xuất bản 1960 là thành quả đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế gian khổ mà hào hứng của Nguyễn Tuân đến vùng cao Tây Bắc xa xôi và rộng lớn những năm 1958 - 1960. Chuyến đi không chỉ nhằm thỏa mãn niềm khát khao “xê dịch” thay đổi thực đơn cho cảm giác mà chủ yếu kiếm tìm chất vàng trong vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, phát hiện thứ vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn con người Tây Bắc.

b. Giới thiệu khái quát về son sông Đà và người lái đò sông Đà

- Ông lái đò làm nghề chở đò trên sông Đà đã hơn 10 năm. Mỗi ngày chèo thuyền qua sông Đà là cuộc chiến với dòng sông dữ dội.

- Ông là một người lao động mà sông nước đã in dấu trong từng chi tiết ngoại hình cũng như tâm hồn. Tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh ra như kẹp lấy một cái

- cuống lái trong tưởng tượng, giọng nói ào ào như thác lũ sông đà, “nhãn giới vòi vọi

như lúc nào cũng ngóng về một cái bến xa xôi nào đó”.

- Cuộc sống của người lái đò luôn gắn bó với dòng sông đà. Ông yêu nghề, thạo nghề tới mức sự hung bạo ác nghiệt của sông đà đã trở nên quen thuộc và thân thiết “sông đà là một bản trường ca mà người lái đò đã thuộc lòng từng dấu chấm câu, dấu phẩy, dấu chấm than và cả những đoạn xuống dòng”. Vẻ đẹp tài hoa trí dũng của người lái đò thể được khắc họa rõ nét trong trận giao tranh với thác đá sông Đà.

c. Cảm nhận hình tượng người lái đò trong đoạn trích

- Tương quan lực lượng

- Đó là một cuộc chiến không cân sức: giữa một bên là những trùng vi thạch trận

của đá

thác, nước thac cùng với sóng gió với một bên là chiếc thuyền đuôi én mỏng manh và người lái đò nhỏ bé đơn độc. Để tôn vinh tài năng trí dũng của người lái đò, Nguyễn Tuân đã dụng công miêu tả thuyền của ông lái đò vượt qua 3 thạch trận với thác ghềnh dữ dội làm ánh lên chất vàng mười vô cùng quý giá ở người lái đò.

- Tâm lí lâm trận: Trùng vi thạch trận - binh pháp ngàn năm sâu hiểm của thần sông thần đá đã dàn bày sẵn hòng nuốt gọn con thuyền đơn độc. “Thạch trận vừa bày xong thì con thuyền vụt tới - sẵn sàng cho một trận chiến giáp lá cà” dù không hề cân sức. Vẻ đẹp của ông lái đò bởi vậy trước hết bộc lộ ở sự gan dạ dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với thử thách hiểm nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vòng vây thứ nhất

- + Sông Đà: thác đá sông đà đã lợi dụng ưu thế hùng hậu, hiểm ác mà dồn bức, uy hiếp

đối phương. Trùng vi thạch trận thứ nhất bọn đá hòn đá tảng ngỗ ngược thị oai, ngang nhiên thách thức, rồi sóng nước sông đà tung ra miếng đòn hiểm độc cùng hò la vang dậy như một tên đô vật khổng lồ, hung hăng, liều mạng liên tục ra những đòn phủ đầu hòng nhấn chìm con thuyền trong nháy mắt, chúng “ùa vào bẻ gãy cán chèo võ khí trên tay người lái đò. thúc gối vào bụng và hông thuyền... túm lấy thắt lưng ông lái đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt...”

- + Ông lái đò vẫn không hề nao núng, không chịu khuất phục vẫn bình tĩnh tỉnh táo kiên cường chèo lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái

đò vẫn cố nén vết thương, hai tay vẫn giữ chặt cán chèo, hai chân vẫn kẹp cuống lái,

ông phá xong vòng vây thứ nhất. - Tới vòng vây thứ hai

- + Sông Đà: tăng thêm nhiều cửa tử với những bong ke chìm, những pháo đài nổi cộng

với sự chi viện của dòng thác hung bạo sẵn sàng “ăn chết” bất cứ chiếc thuyền nào vô ý qua đây. “Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông”"

- + Ông lái đò: Đối phó với mưu ma chước quỷ thâm độc của kẻ thù, ông lái đò vẫn giữ

được thế chủ động của một tay lái dày dặn kinh nghiệm. “ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc lòng quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Ông được miêu tả như một dũng tướng tài ba đang điều khiển thuần phục con ngựa bất kham của sóng thác sông Đà khi “nắm chắc bờm sóng..ghì cương... phóng nhanh vào cửa sinh”. Nhanh nhẹn, quyết đoán, thần tốc táo bạo chính xác trong từng chuyển động, ông lái đã lần lượt bỏ lại sau lưng những cửa tử hiểm nghèo.

- Ở vòng vây cuối cùng:

- + Sự hiểm ác của sông Đà đã được nhà văn miêu tả trong hình ảnh ẩn dụ tài hoa về

“cổng đá cánh mở cánh khép”. Đó là cả một chiến trường đá trùng điệp kết hợp với sóng thác dữ dằn mà bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống lại ở giữa hai cổng đá, nơi ít ngờ đến nhất. Đến chặng này, sự sống của ông lái đò vẫn hết sức mong manh.

- + Nhưng chính trong gianh giới giữa sự sống và cái chết ấy, ông lái đò càng tỏa sáng

tài nghệ tuyệt vời. Ông lái đò đã “phóng thẳng thuyền, chọc thủng”” một luồng sinh duy nhất ở ngay giữa cửa bọn đá hậu vệ trấn giữ, trong khoảnh khắc cánh cổng đá mở giữa những đợt sóng thác dữ dội. Hình ảnh con thuyền lao vút qua khe hẹp như một mũi tên tre cho thấy tốc độ phi thường của con thuyền dưới bàn tay vừa lái, vừa xuyên, vừa lượn của ông đò.

- Sau khi vượt thác:

- + Sau khi vượt thác, không ai bàn tán gì về chiến công ấy “sóng thác xèo xèo tan trong

trí nhớ”. Người lao động ngời sáng vẻ đẹp của ý chí, lòng dũng cảm trong chính sự âm thầm giản dị. Nguyễn Tuân đã phát hiện ra cái đẹp, chất tài hoa nghệ sỹ ngay trong cuộc sống lao động của nhân dân. Nguyễn Tuân đã thực sự trân trọng biết ơn trước những cống hiến của họ cho đất nước.

- Nghệ thuật:

- + Nguyễn Tuân đã vận dụng sự am hiểu biết trên rất nhiều các lĩnh vực: võ thuật, quân

sự, điện ảnh kết hợp với kho từ vựng phong phú để tạo nên những trang viết tài hoa điêu luyện.

- + Độc đáo, tài hoa còn ở những so sánh, những cách diễn đạt mới lạ có một không hai.

Nguyễn Tuân đã cố ý tạo ra hai hệ thống động từ. Hệ thống động từ miêu tả sự hung bạo của con sông: mai phục, ngỗ ngược, đòi ăn chết cái thuyền, hò la vang dậy, ùa vào mà bẻ gẫy, liều mạng, đòi lật ngửa. , và hệ thống động từ miêu tả nghệ thuật vượt thác của ông lái đò: nắm chắc, nắm chặt, ghì cương, bám chắc, phóng nhanh, lái miết, chặt đôi.

e. Nhận xét về phong cách tùy bút của Nguyễn Tuân: độc đáo tài hoa uyên bác

- Độc đáo trước hết thể hiện ở cách nhìn nhận và khám phá sự vật. Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện thẫm mỹ. Đối tượng được miêu tả trong những trang văn của Nguyễn Tuân, dù thiên nhiên hay con người, dù là ai ở nghề nghiệp nào cũng phải là hiện thân của cái đẹp, cũng phải đạt đến sự tài hoa, xuất chúng.

- + Trước cách mạng: thế giới nhân vật tài hoa là những người nghệ sỹ

- + Sau cách mạng: phát hiện vẻ đẹp tài hoa nghệ sỹ có ở cả những con người lao động

bình thường trong lao động. Ông lái đò khi vượt thác là hiện thân của cái đẹp, của sự tài hoa. Sự thay đổi trong cảm quan của Nguyễn Tuân cho thấy sự gắn bó yêu quý trân trọng nhân dân, những con người bình dị vô danh đang ngày đêm cống hiến cho đất nước.

- Tài hoa độc đáo còn thể hiện ở sự uyên bác, sự hiểu biết sâu rộng nhiều ngành, nhiều lĩnh vực: lịch sử, địa lý, điện ảnh, quân sự, võ thuật.. .vận dụng miêu tả nhân vật.

- Tài hoa độc đáo còn thể hiện ở việc những trang văn của ông luôn mang lại những cảm giác cảm xúc mãnh liệt, đó là ca sỹ của những vẻ đẹp tuyệt đỉnh (dữ dội mức bạo liệt, thơ mộng trữ tình) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tài hoa độc đáo thể hiện trong cách sử dụng ngôn ngữ: vốn ngôn ngữ giàu có, phong phú; sáng tạo ra những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo, gây khoái cảm thẩm mỹ (áng tóc trữ tình, con hươu thơ ngộ, áng cỏ sương, nắng tháng 3 đường thi)

Một phần của tài liệu SKKN rèn kĩ NĂNG làm văn DẠNG đề PHÂN TÍCH NHÂN vật QUA một đoạn TRÍCH TRONG tác PHẨM văn XUÔI (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 12) THEO cấu TRÚC đề THAM KHẢO (Trang 32 - 35)