II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC
c. Sản phẩm học tập của học sinh
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
- Bản ghi chép tìm hiểu về sản phẩm của nhóm mình, nhu cầu thực tiễn của sản phẩm đối với chính mình và trong cộng đồng.
- Bản ghi chép trong nhật ký học tập cá nhân kiến thức về các kiến thức liên quan và cơ sở tìm hiểu thực tế của sản phẩm.
- Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dự án và các tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.
- Mô tả và giải thích được cấu tạo mạch điện kín đơn giản các sản phẩm nhóm mình.Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, mạch điện trang trí theo các tiêu
chí đã cho Lưu ý:
Học sinh có thể tìm hiểu thêm trên internet, đi tìm hiểu trực tiếp, phỏng vấn... ghi lời mô tả hoặc quay video, chụp ảnh.. .và ghi tóm tắt vào vở cá nhân chuẩn bị báo cáo.
Những thông tin và ý kiến cá nhân này có thể sai hoặc không hoàn thành ở các mức độ khác nhau. Giáo viên có thể và cần phải dự đoán được mức độ hoàn thành của sản phẩm này để định trước phương án xử lí phù hợp.
Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ
-Trên cơ sở giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về một số mạch điện trang trí (mô tả, xem hình ảnh, video...)
- Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với nhóm, trình bày và thảo luận chung, nên trong hoạt động này giáo viên yêu cầu học sinh xác định cách ghép và số nguồn pin, xác định cách ghép và số đèn để "Thiết kế và chế tạo mạch điện đèn trang trí”
Bước 2. HS làm thí nghiệm khám phá kiến thức.
Bước 3. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm
Sản phẩm cần đạt được các tiêu chí về khả năng hoạt động, hình thức, chi phí và được đánh giá cụ thể như sau: