Phiếu đánhgiá số 3: Đánhgiá kiến thức nền

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục STEM thông qua chủ đề lắp mạch điện đèn trang trí vật lí 1 (Trang 32 - 37)

II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC

Phiếu đánhgiá số 3: Đánhgiá kiến thức nền

Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được

Đầy đủ nội dung yêu cầu cần báo cáo

Đoạn mạch nối tiếp. 1,0

Đoạn mạch song song 1,0

Liên hệ thực tế 2,0 Ghép nguồn điện thành bộ 2,0 Các sản phẩm lưu niệm thường gặp. 1,0

Bài trình chiếu hài hòa, bố cục hợp lý, sơ đố tư duy khoa học, dễ học đễ nhớ

3,0

Tổng điểm 10

Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ

(Tiết 2 - 45phút)

a. Mục đích của hoạt động

Học sinh trình bày được phương án thiết kế lắp mạch điện đèn trang trí (bản vẽ mạch điện và bản thiết kế sản phẩm) và sử dụng các kiến thức nền để giải thích nguyên lí hoạt động của mạch điện đèn trang trí và phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn.

b. Nội dung hoạt động

- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế lắp mạch điện đèn trang trí ;

- GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận,

bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế;

- GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).

c. Sản phẩm của học sinh

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cho việc chế tạo lắp mạch điện đèn trang trí ;

d. Cách thức tổ chức

Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm còn lại chú ý nghe.

Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết

kế của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp.

Bước 3: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn

đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.

Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo

bản thiết kế.

Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM

(HS làm việc ở nhà -1 tuần )

a. Mục đích của hoạt động

- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo mạch điện đảm bảo yêu cầu đặt ra.

- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.

b. Nội dung hoạt động

-Học sinh sử dụng các vật liệu và dụng cụ cho trước: Pin vuông 9V, Giấy bìa cứng, Đèn

LED, Băng dính, kéo.... Để tiến hành chế tạo mạch điện theo thiết kế.

- Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh bằng thay đổi mạch dây dẫn, quan sát, đánh giá và điều chỉnh nếu cần.

c. Sản phẩm của học sinh

Mỗi nhóm có một sản phầm là một mạch điện đã được hoàn thiện và thử nghiệm.

d. Cách thức tổ chức

Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;

Bước 2. HS lắp đặt các thành phần của mạch điện đèn trang trí theo bản thiết kế; Bước 3. HS thử nghiệm hoạt động của mạch điện đèn trang trí, so sánh với các tiêu

chí đánh giá sản phẩm (Phiếu đánh giá số 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh);

Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản

phẩm;

Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.

Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM MẠCH ĐIỆN ĐÈN TRANG TRÍ.

(Tiết 3 - 45 phút)

a. Mục đích của hoạt động

HS biết giới thiệu về sản phẩm mạch điện đèn trang trí đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra; biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa raý kiến nhận xét, phản biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan; Có ý

thức về cải tiến, phát triển sản phẩm..

b. Nội dung hoạt động

- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.

- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:

- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.

+ Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác;

+ Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;

+ Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và lắp ghép mạch điện.

c. Sản phẩm của học sinh

Mạch điện đã chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.

d. Cách thức tổ chức

- Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phầm trước lớp và tiến hành thảo luận, chia sẻ.

- Học sinh trình diễn trưng bày mạch điện thử nghiệm để đánh giá mức độ đèn sáng khi

mạch được lắp đặt.

- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh

nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo mạch.

- Giáo viên đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ cơ chế hoạt động của đèn, giải thích các hiện tượng xảy ra khi thiết kế và bật đèn sáng, khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và

các kiến thức liên quan.

- Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác.

- GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập của nhóm.

+ Các nhóm đánh giá theo phiếu đánh giá (Phụ lục 2a), mỗi cá nhân tự đánh giá bản thân theo phiếu tự đánh giá (Phụ lục 2b)

+ GV công bố cách tính điểm cho mỗi cá nhân theo công thức. điẽm?ỉỉióm+đíỄm cánhần

Điểm cá nhân = 1

- GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi:

+ Các em đã học được những kiến thức và kỹ năng nào trong quá trình triển khai dự án này?

2.8. Dạy thực nghiệm:

- Khối 11 : Dạy theo giáo án được thiết kế theo chủ đề STEM (như trên)

2.9. Tính mới và sáng tạo của giải pháp

- Thứ nhất, giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn

(interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các

đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết

dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa

học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

- Thứ hai, giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước

một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học.

Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết

bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.

- Thứ ba, giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong

cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ

phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức;

phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục STEM thông qua chủ đề lắp mạch điện đèn trang trí vật lí 1 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w