“MÁY TẬP CẦU LÔNG” VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục STEM qua chủ đề máy tập cầu lông (Trang 30 - 35)

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm.

“MÁY TẬP CẦU LÔNG” VÀ THẢO LUẬN

(Tiết 4 — 45phút)

A. Mục đích:

Sau hoạt động này, HS có khả năng:

- Trình bày cách vận hành và thao tác được máy tập cầu lông; - Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm; - Đề xuất các ý tưởng cải tiến cho máy tập cầu lông.

B. Nội dung:

HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi. HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của máy tập cầu lông và đề xuất các phương án cải tiến.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

- Bản đề xuất cải tiến máy tập cầu lông.

- Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án “Máy tập cầu lông”. D. Cách thức tổ chức hoạt động:

GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước:

Bước 1. Báo cáo trong lớp

Nội dung báo cáo của mỗi nhóm

- Tiến trình thi công sản phẩm - Kết quả các lần thử nghiệm - Phương án thiết kế cuối cùng - Cách sử dụng máy tập cầu lông

Bước 2. Vận hành và kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy tại nhà đa năng của mỗi nhóm ( Sân tập cầu lông)

- HS vận hành sử dụng máy tập cầu lông để kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy tầm bay xa, bay cao, tính linh hoạt điểm rơi của quả cầu... ở sân tập cầu lông.

- GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá máy tập cầu lông cho các nhóm.

Bước 3. Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp

- GV tổng kết và đánh giá chung về dự án.

+ Kiến thức, kĩ năng liên quan đến bài toán chuyển động ném ngang, ném xiên. + Quá trình thiết kế và thi công sản phẩm

+ Kĩ năng làm việc nhóm

+ Kĩ năng trình bày, thuyết phục

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án.

Một số câu hỏi gợi ý trong buổi tổng kết

1. Làm sao để điều chỉnh mức bắn xa của mô hình?

2. Làm thế nào để có thể điều chỉnh hướng bay của quả cầu? 3. Làm thế nào để điều chỉnh vận tốc ban đầu của quả cầu? 4. Làm thế nào để tăng độ chính xác cho mô hình?

5. Làm thế nào để quả cầu vượt qua một độ cao xác định? 6. Nêu những kĩ năng mà em rèn luyện được qua dự án? 7. Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Tại sao?

8. Nếu có thời gian thêm để làm sản phẩm, em sẽ cải tiến sản phẩm như thế

nào?

KẾT LUẬN

Giáo dục STEM đã và đang được áp dụng trong việc dạy học ở các trường phổ thông trong cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, đặc biệt năm học 2020- 2021 được Sở GD&ĐT, phòng GDTrH và BGH nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao

vì vậy phương pháp này đang lan tỏa, nhân lên đạt hiệu quả giáo dục phát

triển năng

lực, phẩm chất người học.

Theo cách dạy học tiếp cận nội dung, học sinh được tiếp thu kiến thức khoa học ở từng môn rời rạc, thì nay dạy học định hướng STEM, các chủ đề lồng ghép giáo dục STEM, môn học định hướng STEM nhằm trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng theo hướng tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau; Giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. STEM vì thế được đánh giá như là một trong những phương pháp dạy học phát triển năng lực, chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án - Chủ đề.

Giáo dục STEM lấy phát triển năng lực, nhân cách học sinh làm mục tiêu của hoạt động dạy và hoạt động học. Việc tổ chức dạy học STEM có nhiều cấp độ khác nhau. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nhà trường, giáo viên có thể lựa chọn cấp độ dạy học STEM sao cho đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất. Thông qua các chủ đề lồng ghép giáo dục STEM, các môn học ứng dụng STEM, nhà trường gắn kết với cộng đồng cùng tổ chức các hoạt động giáo dục trong các lĩnh vực STEM.

Giáo dục STEM nói chung và dạy học STEM nói riêng không phải là để học sinh trở thành những nhà khoa học mà là xây dựng cho học sinh có kỹ năng cần thiết, để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại, trong tương lai.

Thực hiện chuyên đề “ giáo dục STEM qua chủ đề máy tập cầu lông” được các tác giả thực hiện ngay trong những tháng đầu của năm học 2020-2021, hơn nữa đối tượng là học sinh lớp 10 vừa vào trường, khối đầu cấp nên chuyên đề chắc không tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp, các em học sinh để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Các tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá kiến thức nền

Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt

được

Đầy đủ nội dung yêu cầu

cần báo cáo Chuyển động ném ngang 4,0

Chuyển động ném xiên 4,0 Chuyển động tròn đều 4,0 Chuyển động li tâm 4,0 Lực ma sát, trọng lực 4,0 Bài trình chiếu hài hòa, bố cục hợp lý 10,0

Tổng điểm 30,0

Đánh giá bản thiết kế sản phẩm

Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được

Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: Bản vẽ thiết kế 5,0

Cơ sở khoa học 5,0

Nguyên lý hoạt đông 5,0 Poster hài hòa về màu sắc, bố cục hợp lý 5,0

Tổng điểm 20,0

Đánh giá sản phẩm máy tập cầu lông

Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được

KT cơ bản của chuyển động ném ngang, ném xiên

Máy được chế tạo từ vật liệu dễ kiếm, giá thành rẻ, độ bền khá

tốt 5,0

Hình thức đẹp, gọn gàng, cơ động 5,0

Máy có hiệu quả giúp cho người tập cầu ở 1 vị trí xác định đồng thời giúp cho người tập di chuyển ở mọi vị trí trên sân

5,0

Máy có thông số kỹ thuật: - Tầm bay xa (từ 4m đến 8,7m) - Tầm bay cao (qua lưới)

- Khả năng tùy chỉnh điểm rơi của cầu

10,0

Tổng điểm 30

Đánh giá kỹ năng thuyết trình làm việc nhóm

Tiêu chí Điểm

tối đa

Điểm đạt được

Trình bày mạch lạc rõ ràng 4,0

Kết hợp với các phương tiện khác hỗ trợ, cử chỉ... 4,0

Trả lời câu hỏi phản biện 4,0

Tham gia đóng góp ý kiến phản biện và đặt câu hỏi cho nhóm khác

4,0

Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng và hợp tác hiệu quả

4,0

Tổng điểm 20

Tiêu chí đánh giá cả chủ đề Điểm tối đaTiêu chí

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục STEM qua chủ đề máy tập cầu lông (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w