QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH NUNG

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gạch nung tại xã đồng quang, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 26 - 27)

ĐỀ DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH NUNG

Ônhiễm môi trường do sản xuất gạch thủ công đang là vấn đề nổi cộm ở xã Đồng Quang, theo Sở Tài nguyên và Môi trường, khói thải trong quá trình đốt lò, bụi trấu, tro phát tán. Đó là chưa kể đến tro trấu vương vãi trên đường, tràn xuống sông, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước, hơi nóng từ lò đốt gây ảnh hưởng sinh hoạt, sức khỏe. Trong khi hầu hết các cơ sở sản xuất gạch nằm trong khu dân cư nên việc quản lý của chính quyền địa phương với vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất gạch nung là một vấn đề rất cấp thiết.

Không thể phủ nhận vai trò của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thủ công với thị phần chiếm trên 70% thị trường; song những đòi hỏi về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Thực hiện chiến lược phát triển vật liệu xây dựng

đến năm 2010 và 2020, UBND thành phố Hà Nội đã có nhiều cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất hợp tác, đầu tư công nghệ, chuyển đổi sang phương thức lò đứng, lò nung tuynel, khai thác hợp lý và có kế hoạch nguồn nguyên liệu, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ nhân dân. Việc kiên quyết giải toả, tháo dỡ và dừng hẳn các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên đất đai là chủ trương đúng, tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả chiến lược quy hoạch và phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững và hiện đại. Vì thế, vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ sở trong việc kiểm tra, kiên quyết giải toả, tháo dỡ, xoá bỏ các lò gạch ngói thủ công cần được tiếp tục được phát huy; đồng thời cần có các biện pháp hành chính, cưỡng chế kiên quyết đối với các trường hợp trây ỳ; từ đó làm tiền đề cho việc triển khai Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng, tiến tới xóa bỏ các lò gạch thủ công kiểu cũ. Đồng thời phải có các biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, kiểm soát ô nhiễm đối với các lò gạch để có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Những cơ sở sản xuất đã chấp nhận chuyển giao kỹ thuật từ cơ quan chức năng để xây lò nung kiểu đứng liên tục theo công nghệ mới hiện nay. Công nghệ mới sẽ giúp các cơ sở sản xuất gạch ngói tăng năng suất ít nhất gấp đôi, ba lần so với những lò nung kiểu cũ. Quan trọng hơn là sản phẩm đồng đều, chất lượng hơn trước và không gây ô nhiễm môi trường

Địa phương cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng gạch - ngói, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gạch nung tại xã đồng quang, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w