TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gạch nung tại xã đồng quang, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 29)

III. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

2. TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ

CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ

Muốn phát triển kinh tế không thể thiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường từ sản xuất đang trở thành mối đe dọa cộng đồng. Như chúng ta đã thấy, ở hầu hết các công trình xây dựng vẫn sử dụng các loại VLXD truyền thống, đặc biệt là gạch đất sét nung với sự gia tăng mạnh về số lượng tiêu thụ. Cụ thể: vào năm 2015 các hoạt động xây dựng đã tiêu thụ khoảng 32 tỷ viên gạch đất sét nung, để sản xuất ra được sản lượng như vậy thì cần phải có 4,5 tỷ tấn than dùng để nung và thải ra môi trường 18 tỷ tấn CO2.

Theo tính toán, cứ 1 tỷ viên gạch nung quy chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất được khai thác ở độ sâu khoảng 2m, tương đương với 75 ha đất nông nghiệp. Việc dùng than làm nhiên liệu đốt gây ra hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơ quan quản lý những vấn đề gây ra ô nhiễm rất quan trọng.

Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thương mại nói riêng, tiến tới thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong quá trình

sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt áp dụng giải pháp công nghệ sạch (dùng gạch không nung thay thế cho gạch nung để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường).

2.1. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất gạch ngói nung2.1.1. Trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh 2.1.1. Trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tổ chức, cá nhân, trong quá trình đầu tư, sản xuất gạch ngói nung, có trách nhiệm:

a) Thực hiện các nghĩa vụ về hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

b) Bảo đảm chất lượng sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (QCVN 16:2011/BXD) ban hành kèm theo Thông tư số 11/2011/TT- BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng và các quy định có liên quan khác.

c) Tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự, an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ đất canh tác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

d) Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, có giải pháp bảo đảm môi sinh, môi trường; lập và thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

Trong quá trình hoạt động, nếu bụi, khói lò gây thiệt hại đến lợi ích của người sản xuất, trồng trọt, đời sống của nhân dân ở xung quanh thì phải ngừng sản xuất, hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và đền bù theo thỏa thuận với người bị thiệt hại. Trường hợp không thỏa thuận được phải căn cứ theo kết quả đánh giá thiệt hại của cơ quan chức năng có thẩm quyền để đền bù.

e) Tổ chức tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, phải phù hợp với Quy hoạch các địa điểm được phép kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 123/2009/QĐ-UB ngày 22/12/2009 của UBND Thành phố Hà Nội và các quy định khác có liên quan.

2.1.2. Trách nhiệm liên quan khác.

Các tổ chức, cá nhân khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 của Quy định này phải thực hiện các thủ tục về đền bù đất đai, hoa màu theo quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng và các trách nhiệm có liên quan khác.

2.2. Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý đầu tư sản xuất gạch, ngói nung2.2.1. Trách nhiệm của các Sở, ngành 2.2.1. Trách nhiệm của các Sở, ngành

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gạch nung tại xã đồng quang, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w