Về các tồn tại trong giá cước, các loại phụ thu vận tải biển
Đối với tình trạng giá cước vận tải biển tăng cao nhanh chóng mặt, đặc biệt trong giai đoạn gần đây do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, một số nước đã đồng loạt triển khai kiểm soát giao thương cùng với việc một số cảng biển áp dụng các biện pháp phòng dịch khiến thời gian quay vòng tàu kéo dài hơn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc chi phí các dịch vụ tăng cao quá mức dẫn đến việc giá cước bị đội lên, tăng cao gấp 3-5 lần. Việc các hãng tàu liên tục tăng giá cước cũng như thêm vào các loại phụ phí khiến cho các doanh nghiệp đã gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó khi tăng chi phí vận tải, chi phí lưu kho bãi đã mang lại những ảnh hưởng không nhỏ đối với việc sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa.
Một trong những cách bên nhập khẩu có thể áp dụng để tiết kiệm tiền vận chuyển cũng như giảm bớt phần nào những chi phí vô lý không đáng có đó là ký hợp đồng theo điều khoản FOB thay vì CIF. Bởi theo như CIF thì bên xuất khẩu là bên thuê tàu thế nhưng sang điều khoản thì FOB thì bên thuê tàu sẽ là bên mua hay là bên nhập khẩu, do đó ta sẽ có quyền chủ động hơn trong việc thương lượng giá cả với chủ tàu vận chuyển. Thế nhưng đây cũng không hẳn là một phương án tối ưu bởi không phải doanh nghiệp nhập khẩu nào cũng có đủ kinh nghiệm và mối quan hệ để có thể tìm được một hãng tàu tốt nhất với một mức giá hợp lý.
các bên liên quan để nhằm mục đích giảm bớt tầm quan trọng ở các khâu trung gian, tránh việc phải phụ thuộc quá nhiều vào các bên môi giới, các đại lý ở giữa,... dẫn đến việc doanh nghiệp không có quyền chủ động trong quá trình đàm phán và thương lượng giá cả cũng như tránh việc phải mất thêm những khoản tiền hoa hồng không hề nhỏ cho các bên thứ ba[CITATION Hiề21 \l 1033 ].
Cùng với đó, các doanh nghiệp nhập khẩu ở Việt Nam cũng cần phải xây dựng những kịch bản khác nhau trong thời buổi dịch bệnh khó khăn, nhiều nơi phải phong tỏa, giãn cách xã hội do sự bùng phát của đại dịch dẫn đến việc hàng hóa bị ùn tắc, ứ đọng tại các cảng biển. Chúng ta cần phải có một sự chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt như là vật chất, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân công lao động,... để tìm ra những giải pháp có hiệu quả đảm bảo an toàn cho phép các tàu có trọng tải lớn có thể ra vào cảng, gia tăng hiệu suất khai thác vận tải hàng hóa, tận dụng tối đa những tài nguyên sẵn có để tránh xảy ra tình trạng ùn tắc gây ra lãng phí tiền bạc, thời gian cũng như nguồn nhân lực.
Về các rào cản về thuế quan đối với một số mặt hàng
Trước hết, để tránh những bất cập về thuế nhập khẩu chồng chéo, hay hiện tượng thu thuế theo tính chất “thà thu nhầm còn hơn bỏ sót” các doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định về thuế nhập khẩu, trong trường hợp chưa rõ bản chất hay chưa đủ thông tin để áp mã số thuế, doanh nghiệp có thể đề nghị với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xem trước hàng hóa hay đề nghị Tổng cục Hải quan xác định trước mã số thuế trước khi khai báo làm thủ tục.
Các doanh nghiệp cần chủ động rà soát tất cả các loại hồ sơ, báo cáo về thuế phát sinh và thời hạn phải nộp cho từng loại hồ sơ, báo cáo để khai báo chính xác và nộp cho cơ quan Hải quan trong thời hạn được quy định[CITATION Cổn19 \l 1033 ]. Đồng thời rà soát, đối chiếu số liệu báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mà người khai hải quan, người nộp thuế đã khai báo để tự phát hiện và khai bổ sung kịp thời khi có sai sót, không phù hợp với số liệu kế toán trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo.
Với những bức xúc về thuế nhập khẩu, doanh nghiệp cần khiếu nại lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để được quyết một cách thỏa đáng, chủ động đề xuất những biện pháp trong các hội nghị, diễn đàn về thuế.
Bên cạnh đó, đối với tình trạng nhiều loại thuế phí khiến giá một số mặt hàng nhập khẩu tăng cao so với giá trị thực:
Xe ô tô nội địa và xe ô tô nhập khẩu luôn có sự cạnh tranh qua từng giai đoạn, có thể thấy rằng dù xe nội địa không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng giá thành không rẻ hơn xe nhập khẩu nước ngoài, vì vậy tùy theo các chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp cần nắm bắt và tận dụng cơ hội của mình.
Với trường hợp, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam hiện là 0%, trong khi đó, chi phí sản xuất ô tô tại Thái Lan và Indonesia lại thấp hơn Việt Nam tới 20% thì nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ hai nước này về phân phối có lợi hơn lắp ráp trong nước [CITATION Thủ20 \l 1033 ]. Tuy nhiên rất nhiều mẫu xe trong nước có thể kể đến như các phiên bản máy dầu của Toyota, mẫu CR-V (Honda), mẫu xe Xpander (Mitsubishi) lại chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp bởi xe sản xuất lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ. Ngoài ra, những mẫu xe có sản lượng lớn, khi sản xuất lắp ráp tại Việt Nam còn được hưởng thuế nhập khẩu linh kiện và những vật tư chưa có trong nước về sản xuất những linh kiện 0%. Thị trường ô tô Việt Nam có tiềm năng lớn và để bảo vệ sản xuất trong nước, chắc chắn thời gian tới hàng rào kỹ thuật sẽ được dựng lên để ngăn xe nhập khẩu tràn vào.
Vì vậy, các doanh nghiệp đi đến quyết định chuyển sang lắp ráp trong nước với những mẫu xe ăn khách có sản lượng lớn, thay vì nhập khẩu. Chỉ số rủi ro và lợi nhuận sản xuất ô tô (RRI) do Công ty Fitch Solutions vừa công bố cho thấy, xếp hạng mức độ hấp dẫn tương đối của một quốc gia đối với các cơ sở sản xuất ô tô thì Việt Nam đứng thứ 10 với 44,5 điểm tại châu Á. Dù chỉ số thấp hơn các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn để sản xuất linh kiện ô tô do lợi thế có nhiều hiệp định thương mại tự do và chi phí sản xuất thấp. Vì vậy có thể thấy, để đón đầu những ưu đãi lớn, doanh nghiệp Việt Nam tùy theo tình hình mà chuyển từ nhập khẩu nguyên chiếc sang lắp ráp nội địa.
Chính phủ đã thông qua việc áp thuế ưu đãi 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu (nhóm hàng 98.49) trong biểu thuế. Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, chuyên gia kinh tế (Đại học Fulbright) cho biết ngay việc nhập khẩu linh kiện và nhập khẩu ô tô nguyên chiếc thì nhập khẩu linh kiện vẫn tạo ra nhiều giá trị về kinh tế, an sinh cho quốc gia hơn, giải quyết được vấn đề việc làm, thu nhập cho người lao động [CITATION Tuấ17 \l 1033 ]. Để được áp dụng chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện để được áp dụng chương trình ưu đãi thuế và doanh nghiệp có số tiền thuế đã nộp đối với số linh kiện ôtô đã nhập khẩu lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo mức thuế suất
của nhóm 98.49 thì cơ quan Hải quan thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa cho doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Về vấn đề kiểm tra chuyên ngành
Các thủ tục hải quan ở Việt Nam khá phức tạp và doanh nghiệp có thể mất nhiều thời gian để làm thủ tục thông quan và giải phóng hàng hóa. So sánh giữa các khoản chi phí cao mà doanh nghiệp có thể phải trả nếu hàng hóa bị kẹt tại cửa khẩu (chẳng hạn như chi phí lưu kho, gây chậm trễ cho hoạt động kinh doanh,…) và một khoản tiền ít hơn để hối lộ nhà chức trách để xong được thủ tục nhanh chóng và không bị kiểm tra; nhiều doanh nghiệp bị cám dỗ và chọn hối lộ.
Tuy nhiên, hối lộ không phải là giải pháp để đối phó với sự chậm trễ từ các cơ quan chức năng; nếu doanh nghiệp hối lộ một lần, nhà chức trách sẽ chờ đợi doanh nghiệp hối lộ lần tiếp theo (hoặc họ sẽ cố ý trì hoãn khi làm việc với doanh nghiệp) và doanh nghiệp sẽ dần bị lôi kéo ngày càng sâu vào việc hối lộ.
Một số giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam để tránh những bất cập trong vấn đề kiểm tra chuyên ngành:
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chủ động rà soát, chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, hồ sơ liên quan như giấy phép; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất lượng hàng hóa… liên quan đến hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục phải có giấy phép hay đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật để khai báo hải quan chính xác, đầy đủ, bảo vệ quyền lợi của mình, tránh bị cơ quan hải quan gây khó dễ. Doanh nghiệp có thể xem xét khiếu nại một cách kiên quyết để đối phó với sự chậm trễ hoặc các hành vi thiếu chuyên nghiệp từ các cơ quan chức năng.
Thứ hai, doanh nghiệp liên hệ đến các đại lý hải quan đã được Tổng cục Hải quan công nhận để tìm được đơn vị làm dịch vụ tin cậy. Hiện nay, danh sách đại lý thủ tục hải quan được Tổng cục Hải quan công nhận và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử (www.customs.gov.vn). Các đại lý đã được Tổng cục Hải quan công
nhận đều có đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục hải quan. Nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn, doanh nghiệp cũng có thể liên hệ với cơ quan hải quan để được hướng dẫn. Ở hầu hết các đơn vị hải quan đóng tại cửa khẩu đều có các các Tổ hướng dẫn, Tổ giải quyết vướng mắc từ cấp cục đến chi cục để giải đáp, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Thứ ba, việc thuê dịch vụ của đại lý hải quan phải được giao kết bằng văn bản và quy định rõ quy trình thực hiện giám sát khai báo của doanh nghiệp; quyền của doanh nghiệp và trách nhiệm của đại lý hải quan. Doanh nghiệp phải yêu cầu đại lý hải quan, nhân viên khai báo gửi cho doanh nghiệp/người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bản dự thảo tờ khai hải quan để kiểm tra trước khi truyền tờ khai. Doanh nghiệp phải kiểm tra về tất cả các thông tin của hàng hóa, bao gồm tên gọi, mã HS, thuế suất, số lượng, chủng loại, trị giá, xuất xứ,…của hàng hóa trên tờ khai so với bộ chứng từ nhập khẩu. Nếu có vấn đề nào mà pháp luật không quy định và đại lý hải quan không biết rõ thì nên yêu cầu đại lý hải quan có văn bản hỏi tổng cục hoặc cục hải quan có thẩm quyền trước khi mở tờ khai.
Thứ tư, doanh nghiệp cũng có vai trò, trách nhiệm trong việc phòng chống hối lộ, tham nhũng, xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi đạo đức. Tham gia vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở trong cơ chế, chính sách tạo cơ hội phát sinh tham nhũng; xử lý nghiêm hành vi hối lộ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xử lý nghiêm hành vi gian lận thương mại; công bố công khai danh tính các cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm...
KẾT LUẬN
Dưới phương diện kinh tế, chính trị hay xã hội vận tải đường biển luôn mang ý nghĩa quan trọng. Trong nền kinh tế hàng hóa mở cửa hội nhập như hiện nay đường biển có lẽ là cách thức di chuyển phù hợp cho mọi hàng hóa.Loại hình vận tải này ngày càng đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế nước ta. Nhờ có vận tải đường biển mà thị trường kinh doanh đã được mở rộng đáng kể. Hơn nữa nó còn thúc đẩy sự ra đời của nhiều ngành mới. Ngày nay, nhập khẩu bằng vận tải biển ngày càng trở nên phổ biến và phát triển ở nước ta vì nhiều lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, hiện nay do dịch covid 19 nên cước phí vận tải biển ngày càng cao khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa vào nước ta ngày càng trở nên khó khăn. Có nhiều bất cập và rào cản trong chính sách nhập khẩu bằng đường biển, Việt nam cần đưa ra những giải pháp phù hợp hơn để thu hút ngày càng nhiều sản phẩm nhập khẩu vào nước ta.
Rào cản về thuế quan cũng là một trong số những bất cập khi nhập khẩu hàng hóa và Việt Nam. Một số mặt hàng thì phải chịu nhiều loại thuế chồng chéo nhau, trong khi một số mặt hàng khác thì phải chịu một mức thuế khá cao. Điều này gây khó khăn cho các cá nhân và doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam vì mức giá bị độn lên rất nhiều, khiến cho doanh nghiệp lãi rất ít và người tiêu dùng cũng sẽ phải trả mức giá cao hơn để mua được sản phẩm. Tuy nhiên, Việt nam đang trong quá trình hội nhập hóa, tham gia vào các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, những rào cản về thuế quan đang dần được cải thiện và xóa bỏ ở một số mặt hàng.
Ngoài ra, quy định, thủ tục trong quản lý kiểm tra chuyên ngành đang là rào cản, gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.Yêu cầu về cải cách quản lý kiểm tra chuyên ngành là mục tiêu trọng tâm của Chính phủ đặt ra trong những năm qua. Mặc dù đã có sự chuyển biến, song những thay đổi tích cực vẫn còn quá ít so với yêu cầu của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Bởi hiện tại còn nhiều vướng mắc, bất cập về quy định, thủ tục trong quản lý kiểm tra chuyên ngành đang là rào cản, gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất- nhập khẩu thực tế cho thấy yêu cầu đặt ra trong thời gian tới đó là cần tiếp tục coi trọng cải cách, đơn giản hoá, tạo sự minh bạch trong quy định, thủ tục. Tiếp tục thực hiện cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành phù hợp với thông lệ quốc tế tốt và yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. Hồng; Lê Thanh, 2021. Tuổi trẻ. [Online]
Available at: https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-keu-troi-vi-cac-hang-tau-thu-phi-mat- can-bang-vo-container-qua-cao-2021120819293494.htm
[Accessed 5 March 2022].
2. Ánh Hồng, 2018. Tuổi trẻ. [Online]
Available at: https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-keu-bi-thu-lam-hon-bo-sot- 20181201083913552.htm
[Accessed 5 March 2022].
3. Anh Tú, 2022. VnEconomy. [Trực tuyến]
Available at: https://vneconomy.vn/phat-trien-doi-tau-container-quoc-te-tao-suc-bat- cho-tang-truong-hang-hoa-qua-cang-bien.htm
[Đã truy cập 5 March 2022]. 4. Anon., n.d. s.l.: s.n.
5. D. Tuấn, 2017. Tuổi trẻ. [Online]
Available at: https://tuoitre.vn/chinh-thuc-giam-thue-nhap-khau-linh-kien-oto-ve-0-tu- 2018-20171130155021941.htm
[Accessed 5 March 2022].
6. Đậu Anh Tuấn; Phạm Ngọc Thạch; Lê Thanh Hà; Bùi Linh Chi; Trương Đức Trọng; Vũ Ngọc Thủy; Lưu Ngọc Ánh, 2020. Báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, s.l.: VCCI.
7. Đinh Thị Nga, 2020. Tạp chí tài chính. [Online]
Available at: https://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/thue-xuat-khau-thue-nhap- khau-o-viet-nam-thuc-tien-va-giai-phap-330950.html
[Accessed 5 March 2022].
8. Embassy Freight Services Việt Nam, 2019. Embassy Freight Services Việt Nam.
[Online]
Available at: https://embassyfreight.com.vn/cac-phu-phi-trong-xuat-nhap- khau/#Phu_Phi_THC_La_Gi
[Accessed 6 March 2022]. 9. Hiền, T., n.d. [Online].
10. Kỹ năng xuât nhập khẩu, n.d. Kỹ năng xuất nhập khẩu. [Online]
Available at: https://kynangxuatnhapkhau.vn/thuc-hien-kiem-hoa-hang-nhap-khau/ [Accessed 5 March 2022].
11. Melody Logistics, 2020. Melody Logistics. [Online]
Available at: https://www.melodylogistics.com/5-giai-phap-quan-trong-trong-hoat- dong-xuat-nhap-khau-777.html