ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG SẢN

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gạch nung tại xã đồng quang, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 30 - 31)

III. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG SẢN

XUẤT GẠCH NUNG

1.1. Kết quả đạt được

Để đảm bảo mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường không khí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của các lò gạch, rất cần thiết phải có chính sách khuyến khích các chủ cơ sở chủ động tìm hiểu thay thế các lò thủ công kiểu cũ bằng các lò đốt kiểu mới ít gây ô nhiễm môi trường hơn; đồng thời phải có các biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, kiểm soát ô nhiễm đối với các lò gạch để có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Nhiều địa phương khác như Hà Tây, Hải Dương, Bắc Ninh hiện đã đưa vào sử dụng mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng (LTKĐ). Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho thấy có sự cải thiện đáng kể về mức tiêu hao nhiên liệu (qua đó giảm thiểu được lượng khí thải) giữa lò gạch LTKĐ so với lò gạch thủ công.

- Qua Bảng Tiêu hao nhiên liệu đối với lò gạch kiểu đứng và lò gạch thủ công cho thấy với nguồn đất sét pha cát, mỗi lò gạch LTKĐ với công suất 3 triệu viên/năm, thì một năm tiết kiệm

được khoảng 180 tấn than cám.

- Việc giảm lượng tiêu hao than cho mỗi viên gạch, tận dụng nhiệt lượng của than, nâng cao nhiệt độ trong buồng đốt thông qua điều chỉnh buồng đốt và giảm lượng khói thải theo thời gian

đốt lò gạch so với lò gạch thủ công kiểu cũ sẽ cho phép giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá

trình vận hành lò gạch LTKĐ, qua đó cải thiện được chất lượng không khí khu vực xung quanh

các cơ sở sản xuất gạch hiện nay.

- Phương pháp lò Hoffman theo công nghệ Đức: Lò Hoffman gồm 2 dãy, mỗi dãy có 11 khoang gạch với 12 cửa đốt. Phương pháp đốt cửa hông, nguyên liệu đốt chủ yếu là vỏ trấu và

tiết kiệm được 50% so với phương pháp truyền thống. Một ưu điểm rất lớn từ cách nung này là

do sử dụng ít nhiên liệu và sử dụng hiệu quả cao nguồn nhiệt do đốt liên tục và tuần hoàn, nên

giảm đến 70% lượng khí ô nhiễm thải ra môi trường. Cùng với đó ống khói được thiết kế từ 15

đến 22 mét, được các quạt có công suất lớn đẩy lên liên tục nên lượng khói phát tán nhanh ra bên

ngoài.

1.2. Hạn chế

(THIẾU)

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gạch nung tại xã đồng quang, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w