III. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3. XUẤT GIẢI PHÁP
3.1. Cần tiến hành quy hoạch chi tiết các nguồn nguyên liệu và khu vực sản xuất gạch nung, nung,
tránh tình trạng khai thác sản xuất bừa bãi gây lãng phí tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường.
3.2. Các cơ quan quản lý về khoa học, công nghệ và môi trường địa phương cần có kế hoạch hoạch
trong việc hợp tác với các cơ quan nghiên cứu của trung ương để giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể ở địa phương mình. Trong đó chú trọng tới cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng các công
nghệ môi trường đơn giản, rẻ tiền. Bên cạnh đó cũng yêu cầu nhà máy nghiên cứu, xây dựng
phương án chuyển đổi ngành nghề phù hợp theo quy định về tăng cường sử dụng vật liệu xây
dựng không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung.
3.3. Cần có kế hoạch cụ thể để xóa bỏ dần các lò gạch thủ công, gây ô nhiễm môi trường theo trường theo
quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai công việc này cần có lộ trình cụ thể vì nó ảnh
hưởng đến việc làm, thu nhập của người dân địa phương. Trước mắt, địa phương cần triển khai
các biện pháp như: cấm đốt gạch, khai thác đất ở những khu vực gần dân cư, hành lang bảo vệ
đê điều...; thành lập quỹ bảo vệ môi trường để bồi thường thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp do
khói lò gạch hoặc phục hồi môi trường tại địa phương.
3.4. Huyện nên tổ chức mô hình trình diễn công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng. Thông qua Thông qua
xây dựng mô hình, tổ chức tập huấn, tuyên truyền từng bước nâng cao nhận thức cho các cấp
chính quyền các xã, cộng đồng dân cư ở các địa phương có điều kiện sản xuất gạch nung về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và góp phần phát triển bền vững trên địa bàn thành phố.
3.5.Huyện cần có các biện pháp tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để chuyển đổi công nghệ;huyện cần có các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở chuyển đổi công huyện cần có các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở chuyển đổi công nghệ sản
xuất theo hướng thân thiện môi trường, như mô hình lò liên tục kiểu đứng. Giải pháp để hạn chế
tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, tại các nhà máy sử dụng biện pháp phát tán qua ống
khói; lắp đặt hệ thống xử lý khói thải từ lò nung, lò sấy cho khói thải đi qua thiết bị lọc ướt dạng
đĩa hoặc dạng đệm... để giảm nồng độ các chất ô nhiễm trước khi phát tán vào khí quyển; trang
bị hệ thống hút bụi, thiết bị tách bụi xyclon hoặc buồng lắng, thiết bị lọc bụi túi vải, ống tay áo...
ở các công đoạn: Sấy phun, cân đong phối liệu, ép và sấyphun, tráng men và lò nung rolic. Sau
khi đi qua các thiết bị xử lý,phần lớn bụi và một phần khí độc hại được tách ra khỏi khí thải, khí
thải lại tiếp tục được làm sạch bằng hệ thống lọc bụi 2 cấp mà cấp lọc thứ 2 là lọc túi vải. Như
vậy khả năng thu hồi bụi thải có thể đạt tới 98%, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tại khu vực làm
việc của công nhân bố trí các hệ thống hút bụi cục bộ để hút và lọc bụi. Giải pháp được đề xuất
để xử lý nước thải là dùng khói lò kết hợp sử dụng axit để làm giảm lượng kiềm trong nước thải,
thiết kế xây dựng hệ thống sử dụng khí thải, xây dựng hệ thống bể lắng, xử lý lắng bổ sung bằng
các chất keo tụ khi cần thiết nhằm đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn qui định đối
với nước thải công nghiệp.
Hiện nay, vướng mắc chủ yếu để chuyển đổi sang công nghệ này đó là vốn và công nghệ. Hiện tại, vốn và trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công ở Đồng Quang chưa đáp ứng được vốn chuyển đổi công nghệ để phát triển theo hướng thân thiện môi trường. Huyện cần có các biện pháp như tuyên truyền; tạo điều kiện thuận về vay vốn ưu đãi ngân hàng, khuyến khích các hộ góp vốn liên kết, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài địa bàn... Đồng thời, cần có biện pháp chuyển giao công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng cho các hộ sản xuất gạch nung, thay thế lò thủ công truyền thống.
3.6.Thành phố cần yêu cầu các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng caonhận thức của người dân, phổ biến chủ trương của Chính phủ, Bộ xây dựng và thành phố nhận thức của người dân, phổ biến chủ trương của Chính phủ, Bộ xây dựng và thành phố về việc
bằng
lò thủ công gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.