MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA SỬ DỤNG SỨC GIÓ

Một phần của tài liệu SKKN dạy học môn vật lý bằng phương pháp giáo dục STEM (Trang 39 - 40)

- (HS làm việc ở nhà — 1 tuần )

A. Mục đích

- Các nhóm HS thực hành, chế tạo được máy phát điện xoay chiều 1 pha sử dụng sức gió căn cứ trên bản thiết kế đã chỉnh sửa.

B. Nội dung

- Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để chế tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha sử dụng sức gió, trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn.

- Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một máy phát điện xoay chiều 1 pha sử dụng sức gió.

D. Cách thức tổ chức hoạt động

- Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;

- Bước 2. HS lắp đặt các thành phần của máy theo bản thiết kế;

- Bước 3. HS thử nghiệm hoạt động của máy, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm. HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh);

- Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản phẩm;

- Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.

- GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm.

- Hướng dẫn chế tạo và thử nghiệm sản phẩm:

- - Chế tạo: Dựa trên bản thiết kế đã điều chỉnh sau buổi bảo vệ việc thiết kế, nhóm học • • • • “ •

- sinh chế tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha sử dụng sức gió đúng phương án đã lựa chọn.

- + Thử nghiệm lần 1

- Quan sát, ghi nhận đầy đủ các tiến trình và kết quả.

- Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban đầu.

- Phần nào trong thiết kế hoạt động tốt? Phần nào trong thiết kế hoạt động không tốt? Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình? Phác hoạ và ghi rõ cách cải tiến.

- + Các lần thử nghiệm lần sau: Các cải tiến đã thực hiện là gì? (lưu lại ảnh sản phẩm cải tiến). Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban đầu.

- Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM, CHIA SẺ

Một phần của tài liệu SKKN dạy học môn vật lý bằng phương pháp giáo dục STEM (Trang 39 - 40)