Những vướng mắc về pháp luật

Một phần của tài liệu Giải quyết việc dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm - Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 30)

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2.2.2.Những vướng mắc về pháp luật

Qua quá trình áp dụng quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự nảy sinh một số vướng đề vướng mắc như sau:

- Quy định chưa rõ ràng về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết việc dân sự: BLTDS 2015 quy định Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu mà không quy định riêng về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết việc dân sự. Theo nguyên tắc tại Điều 361 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án có thể áp dụng tương tự các quy định tại Điều 214, Điều 217 BLTTDS 2015 để ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên do tính chất của vụ án dân sự khác với việc dân sự nên không phải tất cả các căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đều có thể áp dụng cho việc dân sự. Do đó cần có điều luật riêng quy định hướng dẫn về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết việc dân sự.

- Vấn đề áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết việc dân sự: Cũng giống như BLTTDS 2004, BLTTDS 2015 chỉ quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Thông thường các việc dân sự là việc xác định các sự kiện pháp lý hoặc các bên đương sự không có tranh chấp với nhau nên không cần thiết phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với giải quyết việc dân sự là cần thiết như biện pháp giao

người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; biện pháp cấm dịch chuyển về tài sản hoặc cấm thay đổi hiện trạng tài sản khi giải quyết các yêu cầu về thông báo tìm kiếm người vắng mặt hoặc tuyên bố là người mất tích hoặc đã chết...

- Về yêu cầu tuyên bố một người mất tích, đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi dân sự :

+ Đối với quy định về người có quyền yêu cầu tuyên bố một người vắng mặt tại nơi cư trú, mất tích, đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi dân sự: Bộ Luật dân sự 2015 thì chỉ quy định về những người có quyền yêu cầu giải quyết các việc dân sự nói trên là "người có quyền, lợi ích liên quan" nhưng không có quy định cũng không có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là "người có quyền, lợi ích liên quan". Thực tế giải quyết việc dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm hiện nay thường xác định dựa trên quan hệ nhân thân với người bị yêu cầu như cha, mẹ, con cái, anh, chị, em ruột của người bị yêu cầu. Tuy nhiên trong trường hợp một người bị tuyên bố vắng mặt khỏi nơi cư trú, mất tích, chết... không còn người thân thích và người có quyền, lợi liên quan lại không có quan hệ thân thích với người bị yêu cầu thì có được quyền yêu cầu hay không?

+ Về việc triệu tập người bị tuyên bộ mất tích, đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi dân sự: Về nguyên tắc những người này là những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc giải quyết việc dân sự nên phải được Tòa án triệu tập đến phiên họp, bởi trước thời điểm quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn là những người có năng lực hành vi dân sự bình thường. Tuy nhiên đối với người bị yêu cầu

thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mất tích hoặc đã chết là những người vắng mặt tại nơi cư trú nên nếu Tòa án vẫn áp dụng thủ tục triệu tập họ như những trường hợp thông thường sẽ làm kéo dài thời gian giải quyết, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi dân sự là những chủ thể mặc dù chưa bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi nhưng trên thực tế họ đã là người có kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền là mắc các bệnh dẫn đến không có hoặc khó có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi dân sự, vì vậy việc triệu tập họ tham gia tố tụng là không cần thiết, gây phức tạp về thủ tục tố tụng.

-Về quy định Chấp hành viên có quyền, nghĩa vụ của người yêu

cầu Tòa án giải quyết việc dân sự: Khoản 1 Điều 362 BLTTDS năm 2015 quy định:“ …Trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải

quyết việc dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì có quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”Qua nghiên cứu thấy rằng, đây là quy định mới, tiến

bộ, tuy nhiên, những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng chắc chắn sẽ phát sinh, bởi:

Một là, BLTTDS năm 2015 chưa quy định cụ thể về quyền, nghĩa

vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự như đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (quyền, nghĩa vụ của đương sự (điều 70); quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn (Điều 71); quyền và nghĩa vụ của bị đơn (Điều 72); quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Điều 73). Do vậy, sẽ rất lúng túng nếu Chấp hành viên, tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Hai là, địa vị pháp lý của Chấp hành viên khác hoàn toàn với địa

vị pháp lý của đương sự nói chung khi yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, chính vì vậy, nếu “gộp” tư cách tham gia tố tụng của Chấp hành viên với đương sự là một, thì hoàn toàn không phù hợp, vì Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định của Luật Thi hành án dân sự; được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm; công tác của Chấp hành viên mang tính chất thực thi công vụ.

Để áp dụng thống nhất và giải quyết những vướng mắc trên thì Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về những trường hợp này.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm - Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 30)