D. rôto là phần đứng yên.
1. Chia lớp thành 3 nhóm phân nhóm trưởng và thư kí.
2. Yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm vẽ ít nhất 2 ý tưởng thiết kế sản phẩm. Cập nhậtvào nhật kí cá nhân. vào nhật kí cá nhân.
3. Các nhóm thảo luận tất cả các ý tưởng của các thành viên và lựa chọn 1 ý tưởng tốtnhất. Vẽ vào nhật kí học tập của nhóm. nhất. Vẽ vào nhật kí học tập của nhóm.
4. Vẽ phác hoạ thiết kế của sản phẩm. Ghi rõ– Chú thích từng bộ phận của sản phẩm. – Chú thích từng bộ phận của sản phẩm.
– Liệt kê các nguyên vật liệu ứng với từng bộ phận.
– Dự kiến về kích thước, hình dáng, khối lượng, các thông số kĩ thuật liên quan đến vật liệu dự định sử dụng để thiết kế cho từng sản phẩm.
– Vận dụng các kiến thức khác liên quan để giải thích cơ chế hoạt động của máy cũng như sự lựa chọn các nguyên vật liệu và các thông số kĩ thuật.
Trong 1 tuần, HS làm việc nhóm để hoàn thành bản thiết kế.
Hướng dẫn lập phương án thiết kế trong buổi lên lớp:
HS báo cáo phương án thiết kế. HS vận dụng các kiến thức và kĩ năng liên quan để bảo vệ phương án thiết kế. GV và HS khác phản biện. Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành làm sản phẩm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
– Bản thiết kế.
– Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học và các câu hỏi, ý kiến phản biện nhóm bạn.
D. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1:Mở đầu – Tổ chức báo cáo
– GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo. + Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút + Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 3 phút
+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi tương ứng.
– GV thông báo về các tiêu chí đánh giá cho bản thiết kế.
*** GV có thể hướng dẫn HS sử dụng bảng tiêu chí đánh giá để đánh giá nhóm khác
Bước 2:Báo cáo
–Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện. – GV nhận xét.
–GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS.
Bước 3:Tổng kết và dặn dò
– GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí + Nội dung
+ Kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi)
– GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của GV và các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.
– GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: tiến hành chế tạo và báo cáo sản phẩm.
Phiếu đánh giá: Bản thiết kế sản phẩm
Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: Bản vẽ thiết kế 5,0 Cơ sở khoa học 5,0 Nguyên lý hoạt động 5,0 Poster hài hòa về màu sắc, bố cục hợp lý 5,0
Tổng điểm 20,0
Phiếu đánh giá : Kỹ năng thuyết trình làm việc nhóm
Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
Trình bày mạch lạc rõ ràng 4,0
Kết hợp với các phương tiện khác hỗ trợ, cử chỉ… 4,0
Trả lời câu hỏi phản biện 4,0
Tham gia đóng góp ý kiến phản biện và đặt câu hỏi cho nhóm khác
4,0
Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng và hợp tác hiệu quả 4,0
Hoạt động 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA SỬ DỤNG SỨC GIÓ
(HS làm việc ở nhà – 1 tuần )
A. Mục đích
Các nhóm HS thực hành, chế tạo được máy phát điện xoay chiều 1 pha sử dụng sức gió căn cứ trên bản thiết kế đã chỉnh sửa.
B. Nội dung
Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để chế tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha sử dụng sức gió, trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một máy phát điện xoay chiều 1 pha sử dụng sức gió.
D. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;
Bước 2. HS lắp đặt các thành phần của máy theo bản thiết kế;
Bước 3. HS thử nghiệm hoạt động của máy, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm. HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh);
Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản phẩm;
Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm.
Hướng dẫn chế tạo và thử nghiệm sản phẩm: