Ưu điểm, nhược điểm

Một phần của tài liệu Toan KSC hướng dẫn học sinh giải một số bài toán lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 41 - 42)

. B 2 C 8 D

2.Ưu điểm, nhược điểm

2.1. Ưu điểm

- Khi lớp học được phân hóa, được tổ chức đa dạng theo nhiều đối tượng học sinh, giáo viên sẽ hướng dẫn các học sinh hoạt động phù hợp với năng lực của từng nhóm, giúp học sinh các nhóm tiếp thu bài tốt hơn, kích thích sự cố gắng vươn lên của các em.

- Giáo viên hiểu rõ từng đối tượng, thường xuyên theo dõi, bám sát các em trong quá trình học tập, sẽ có biện pháp hỗ trợ kịp thời các em khi cần thiết.

- Trong một tiết học được tổ chức theo định hướng phân hóa, tất cả các đối tượng học sinh đều sẽ tích cực hoạt động học tập và lĩnh hội kiến thức, vì thế đối tượng nào cũng đều có sự tiến bộ nhất định.

2.2. Nhược điểm

- Trong cùng một thời lượng giáo viên phải quan tâm đến nhiều đối tượng học sinh, xử lý nhiều tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động của các nhóm, sẽ làm ảnh hưởng đến thời lượng chung của toàn bài, nếu giáo viên sắp xếp không hợp lý sẽ không đảm bảo về mặt thời gian cho tiết dạy, cho chủ đề ôn tập.

- Nếu các nhóm đối tượng học sinh không cố gắng, thì khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm ngày càng rõ rệt, khả năng cải thiện chất lượng học tập của các em gần như không có. Từ đó làm mất ý nghĩa của việc phân hóa trong dạy học của giáo viên.

- Muốn tìm hiểu được từng đối tượng học sinh trong lớp, giáo viên cần đầu tư thời gian công sức. Quá trình theo dõi sự tiến bộ của từng nhóm đối tượng cũng diễn ra trong thời gian dài, đòi hỏi giáo viên phải rất kiên trì, bám sát các em mọi thời điểm. Như vậy dạy học theo định hướng phân hóa sẽ tốn nhiều thời gian, công sức của giáo viên.

Một phần của tài liệu Toan KSC hướng dẫn học sinh giải một số bài toán lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 41 - 42)