HƯỚNG DẪN, ĐÁP ÁN CÁC ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đáp án đề

Một phần của tài liệu Van NH hướng dẫn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12 (Trang 35 - 40)

IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

2. Tổng hợp kiến thức phần đọc hiểu thi THPT Quốc Gia,

HƯỚNG DẪN, ĐÁP ÁN CÁC ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đáp án đề

Đáp án đề 1

Câu 1: (dạng 1)Phong cách ngông ngữ: chính luận Câu 2(dạng 2): Nêu được ít nhất hai thách thức:

- Biến đổi khí hậu bất thường - Nguồn tài nguyên đang cạn kiệt

- Môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm

- Những định hướng nghề nghiệp hôm nay có thể tồn tại ở ngày mai

Câu 3(dạng 4): Tác dụng:

- Nhấn mạnh và khằng định sự cần thiết của thái độ dũng cảm đối đầu với thách thức của các bạn học sinh

Câu 4: (dạng 6)Thông điệp:

- Cần chuẩn bị tâm thế để lựa chọn nghề nghiệp trước sự thay đổi của thế kỉ - Cần trau dồi kiến thức để không tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0

- Cần dũng cảm để thay đổi - Cần có tư duy phản biện

Đáp án đề 2

Câu 1: (dạng 1)Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận

Câu 2: (dạng 3) Nội dung chính của văn bản: Những lợi ích của mạng xã hội

Facebook và những tác hại của tình trạng nghiện Facebook

Câu 3: (dạng 5)Tác giả dùng hình ảnh chiếc nam châm thu hút mọi người để nói về

mạng xã hội Facebook vì:

- Sự ra đời của Facebook với rất nhiều tiện ích đã khiến mạng xã hội này có sức hút lớn lao, nhất là với giới trẻ.

- Số lượng người dùng Facebook tăng lên không ngừng, dường như ai ai cũng có thể bị cuốn hút và một khi đã tham gia khó có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó.

Câu 4: (dạng 6) Câu văn họ có thể kết bạn với biết bao bạn bè trên mạng nhưng lại

đang bỏ qua những mối quan hệ thực tế, những tình cảm thực mà mọi người dành cho mình cho thấy tác hại của việc nghiện Facebook:

- Con người sống trong thế giới ảo mà quên đi thế giới thực. Chúng ta dễ dàng kết bạn với người lạ trên mạng xã hội trong khi đó những mối quan hệ thực tế, những tình acmr thực mà mọi người dành cho mình như quan hệ bạn bè, thầy cô, gia đình… thì con người lại thấy xa lạ.

- Nhiều bạn trẻ có thể tương tác với bạn bè trên facebook rất tốt nhưng kĩ năng giao tiếp xã hội lại rất kém, có thể có hàng nghìn người bạn trên facebook nhưng lại cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong cuộc sống.

Đáp án đề 3

Câu 1: (dạng 1) Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: (dạng 2)Khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống Câu 3: (dạng 2) Tác giả cho rằng “Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được”

vì:

+ Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người.

+ Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày...

Câu 4: (dạng 6) Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, hoặc đồng tình

một phần

- Lí giải hợp lí:

+ Đồng tình vì nếu biết quản lí thời gian thì học tập và làm việc sẽ hiệu quả hơn, sẽ có nhiều cơ hội để thành công.

+ Không đồng tình vì không chỉ biết sử dụng hợp lí thời gian mà thành công mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Đáp án đề 4

Câu 1: (dạng 1) Thao tác lập luận chính: bình luận

Câu 2: (dạng 2)Theo tác giả không thể phủ nhận: Trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại

kiểu người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc của cá nhân…”

Câu 3: (dạng 4) Chỉ ra 01 phép tu từ trong đoạn văn 2: Học sinh có thể nêu 1 trong

2 phép tu từ sau và chỉ ra các biểu hiện đều có điểm:

- Điệp từ“gặp” hoặc phép liệt kê (chào thưa, lễ phép, trân quý, kính trọng…) Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh vào những điều đơn giản như lời chào, hành động lễ phép… nhưng có vai trò quan trọng trong cuộc sống…

Câu 4:(dạng 6) Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần

lý giải hợp lý

+ Đồng tình: Sự tử tế nhờ vào những nguyên tắc, những việc làm theo cái đúng đã được mọi người, xã hội thừa nhận.

+ Không đồng tình: Không phải cứ bắt chước những gì đã có là tử tế mà đòi hỏi ở mỗi người cần biết vận dụng linh hoạt vào trong hoàn cảnh, tình huống cụ thể để hành động động, việc làm đó trở thành tử tế.

Đáp án đề 5

Câu 1 (dạng 1): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là phương thức tự sự/ tự

sự.

Câu 2 (dạng 3): Các tù binh được trả tự do và được đưa về trên hai chiếc máy bay

khác nhau có thể ban đầu để tránh sự bất tiện cho những thương binh nhưng vô tình tạo ra sự phân biệt giữa người lính lành lặn và người lính bị thương. Điều đó khiến những người lính bị thương về thể xác thêm tổn thương về tinh thần.

- Dụng ý của tác giả muốn nói: những khuyết tật của người lính có thể nhìn và phân biệt bằng mắt nhưng sự tổn thương về tinh thần mà người lính phải chịu đựng thì không ai có thể nhìn thấy được

Câu 3(dạng 5):

- Trước sự trở về không lành lặn của người cha, người mẹ cảm thấy rơi nước mắt, đau xé lòng.

- Người con trai nhận ra sự khác biệt của cha nhưng không muốn cha nhận ra điều đó. Cậu bé không sợ hãi, không phân biệt hay tránh xa bởi cậu nhìn người cha bằng tình yêu thương vô hạn của mình.

Câu 4(dạng 6):

- Học sinh hoàn toàn có thể đưa ra các dự đoán khác nhau như một cách viết lại câu chuyện theo những điểm nhìn khác nhau:

+ Người cha đau đớn khi trở về từ chiến tranh với một cơ thể không lành lặn + Người cha có thể mặc cảm, tự ti không dám gần con vì khuyết tật của mình.

+ Người cha tưởng chừng có thể gục ngã. Nhưng chính tình yêu thương, sự trong sáng của người con là chỗ dựa vực dậy tinh thần người cha, giúp gắn kết mọi người trong gia đình.

Đáp án đề 6

Câu 1(dạng 1): Theo tác giả, cuộc sống là:

- Một đường chạy marathon - Một đường chạy vượt rào - Một đường chạy nước rút - Một đường chạy tiếp sức

Câu 2(dạng 2): Cách để tìm được “giá trị thực của cuộc sống” được nói đến trong

đoạn trích là phải cố gắng và giúp đỡ nhau

Câu 3(dạng 4): Việc tác giả đưa ra nhiều định nghĩa về cuộc sống có tác dụng:

- Hoàn chỉnh định nghĩa về cuộc sống thực sự ý nghĩa - Tạo một điệp khúc, gây sự chú ý của người đọc

Câu 4(dạng 6): Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nhưng

phải có sự lí giải phù hợp, thuyết phục -Bày tỏ được quan điểm

- Lí giải hợp lí, thuyết phục

Đáp án đề 7

Câu 1(dạng 1): Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận bác bỏ

Câu 2(dạng 4):Thao tác lập luận bác bỏ được tác giả sử dụng để bác bỏ quan niệm

" có tiền là có tất cả". Đây là quan niệm của nhiều người nhưng không phải lúc nào quan niệm đó cũng đúng. Tiền bạc có thể mua được những giá trị vật chất nhưng không mua được những giá trị tinh thần.

Câu 3(dạng 5): Học sinh có thể chọn một lí lẽ được nêu trong đoạn trích và nêu lên

cách hiểu của mình. Chẳng hạn, với lí lẽ tiền bạc "có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc ngủ", "chiếu giường" là vật dụng ( vật chất) để người ta nằm ngủ và người ta có thể dùng tiền để mua, nhưng "giấc ngủ" thì không dùng tiền để mua, bởi nhiều người mặc dù có, "chiếu giường" đầy đủ, sang trọng nhưng vẫn " mất ngủ" vì buồn phiền, lo lắng, mệt mỏi( tinh thần).

Câu 4(dạng 6): Học sinh có thể đồng tình hoặc phản đối ( hoặc vừa đồng tình vừa

phản đối ) quan niệm "tiền bạc không phải là vạn năng".

- Nếu đồng tình: Tiền bạc có thể mua được các giá trị về vật chất nhưng không mua được các giá trị tinh thần.

- Nếu phản đối: Nếu không có tiền thì ngay cả những nhu cầu vật chất tối thiểu con người cũng không thể chi trả.

Đáp án đề 8

Câu 1(dạng 1): Câu chủ đề của đoạn văn : Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ

tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

Câu 2(dạng 1): Phương thức biểu đạt chính là nghị luận

- Phép liên tưởng: nhà văn sử dụng trường từ vựng về ngôn ngữ : tiếng Việt, tiếng nói, tiếng ta, nghe, câu kéo, tục ngữ

- Phép nối : sử dụng từ : tuy vậy ...

- Phép thế: tiếng Việt – tiếng nói của quần chúng nhân dân ta – tiếng ta, nhiều người ngoại quốc – họ.

Tác dụng của các phép liên kết là : liên kết các câu trong đoạn khi hướng về một chủ đề duy nhất là làm sáng tỏ vẻ đẹp và cái hay của tiếng Việt, góp phần làm tăng tính thuyết phục cho lập luận của đoạn văn

Câu 4(dạng 6):

- Phần lớn giới trẻ sử dụng tiếng Việt đúng cách, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

- Tuy nhiên có một bộ phận giới trẻ hiện nay không có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Họ dùng những từ ngữ, kí hiệu, cách nói không phù hợp với chuẩn mực của Tiếng Việt.

- Là người Việt Nam cần phải biết sử dụng tiếng mẹ đẻ sao cho đúng, cho hay

Đáp án đề 9 Câu 1(dạng 2):

HS nêu được 5 trong số những cụm từ sau: Đừng mất lòng tin, đừng bỏ cuộc, hãy cố gắng, hãy tiếp tục, hãy yêu việc mình làm, đừng từ bỏ,…

Câu 2(dạng 5):

Tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý” nghĩa là mỗi người phải tìm ra được cái mình yêu quý – đó có thể là công việc hoặc một người mà mình thích thú, đam mê vì chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm việc và sống có trách nhiệm hơn.

Câu 3(dạng 5):

Học sinh trình bày cách hiểu:

- Câu nói cho thấy trong cuộc sống đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại.

- Trong cuộc sống đôi khi những khó khăn khách quan bất ngờ vẫn xảy ra khiến chúng ta thất bại.

Câu 4(dạng 7):

Học sinh trình bày những thông điệp có ý nghĩa đối với mình. - Phải luôn có lòng tin đối với việc mình làm.

- Yêu quý những công việc mình làm.

- Kiên trì, cố gắng và không được từ bỏ khi thất bại.

Đáp án đề 10

Câu 1(dạng 1): Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

Câu 2(dạng 4): Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc: Đừng đợi…. mới…

Sử dụng câu hỏi tu từ: Tại sao không….?

Hiệu quả: Nhấn mạnh đến sự cần thiết và nhanh chóng nắm bắt cơ hội để tạo ra và tận hưởng hạnh phúc ở mọi thời điểm trong cuộc đời

Câu 3(dạng 5): Hạnh phúc hay không là do quan niệm của mỗi người cũng như

cách sống cách tạo dựng nắm bắt hạnh phúc trong từng hoàn cảnh từng thời điểm. Hạnh phúc là do mình tạo ra.

Câu 4 (dạng 7): Tuỳ vào cảm nhận của mỗi học sinh để trình bày thông điệp mà

bản thân cho là tâm đắc: cách tạo nên hạnh phúc, sự trân trọng và nắm giữ hạnh phúc, đón nhận cuộc sống và hạnh phúc từ những điều bình dị…

Một phần của tài liệu Van NH hướng dẫn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w