HIỆU QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Một phần của tài liệu Van NH hướng dẫn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12 (Trang 30 - 33)

Để đánh giá hiệu quả của sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát qua phiếu điều tra trên các tiêu chí cụ thể và tiến hành kiểm tra khả năng vận dụng của học sinh với hai lớp: lớp đối chứng 12A (không áp dụng sáng kiến) và lớp thực nghiệm 12H, 12K (áp dụng sáng kiến); trong đó, lớp 12H học tốt hơn, lớp 12 K và 12 A lực học ngang nhau:

1. Khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA HÌNH THỨC DẠY HỌC HƯỚNG DẪN KĨNĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH

Họ và tên học sinh:……… Lớp :12……Trường THPT Nguyễn Huệ

STT Nội dung khảo sát Ý kiến

Không

1 Học sinh có nắm được kiến thức cơ bản để làm bài không?

2 Học sinh có hình thành được kĩ năng làm bài không? 3 Học sinh có hứng thú, hào hứng tham gia tiết học, không

khí giờ học có sôi nổi không?

4 Học sinh có phát huy được tính chủ động,tích cực của mình trong giờ học không?

5 Sau tiết học, học sinh có vận dụng được kiến thức và kĩ năng để làm các dạng câu hỏi Đọc hiểu khác nhau theo yêu cầu của đa dạng của đề thi không?

………

2. Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng của học sinh qua bài kiểm tra

Đề kiểm tra 30 phút

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Trong mỗi chú bé đều âm ỉ giấc mơ bay lên. Tôi cũng thấy thế. Em chắc vẫn còn nuôi giấc mơ đó. Nhưng khi lớn lên, đôi khi những tầng mây thâm thấp thôi cũng khiến ta như bị che khuất tầm nhìn. Tệ hơn, những tầng mây sũng nước thậm chí có thể che khuất cả những giấc mơ, đè nén khát vọng của mỗi người. Một ngày mây mù có thể khiến ta yếu ớt và bi lụy. Một chút thất bại cũng như mây mù kéo đến, có thể làm em rút vào tổ kén u uất, bi quan. Ai đó nói rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công gìn giữ từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng thành.

(2) Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng Mặt Trời vẫn mọc mỗi sớm mai. Không phải ai cũng có thể trở thành phi công lái Airbus hay Boeing đúng y như giấc mơ tuổi nhỏ. Nhưng ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi mỗi người.

(Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016, tr.98)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua

nó?

Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất từ đoạn trích trên là gì? Vì sao?

……….

Đáp án

Câu 1(1đ). Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận Câu 2(2đ). Hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn (2):

- Nhấn mạnh cuộc sống muôn màu muôn vẻ, ẩn chứa nhiều tình huống bất ngờ, phong phú chờ đón chúng ta nhưng nếu biết lạc quan thì điều tốt đẹp sẽ tới.

- Tạo tính hình tượng cho lời văn

Câu 3(3đ). Tác giả cho rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó bởi

khi ta có đủ dũng cảm dám đối mặt với thử thách, không né tránh, không nản lòng, tìm cách khắc phục, giải quyết khó khăn, con người sẽ vững vàng, trưởng thành, rèn luyện bản lĩnh và thành công.

Câu 4(4đ). Thí sinh có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của cá nhân nhưng cần lí

giải một cách logic, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Gợi ý:

- Không ngừng nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng cho bản thân trong mọi hoàn cảnh vì ước mơ giúp con người sống có ý nghĩa, có lí tưởng, có khát vọng và hoài bão...

- Trong cuộc sống, con người có lúc gặp phải khó khăn, thử thách, thất bại, thậm chí là mất mát nhưng nếu con người có bản lĩnh và kiên trì sẽ vượt qua tất cả...

3. Kết quả

Từ các phiếu khảo sát của học sinh và bài kiểm tra kết quả học tập giữa học sinh 3 lớp khối 12 trường THPT Nguyễn Huệ chúng tôi thu được bảng kết quả sau:

Bảng1: Thống kê kết quả khảo sát lớp thực nghiệm và đối chứng

Đối tượng Số HS Kiến

thức Kỹ năng Hứng thú Tích cực Vận dụng Số lượng Lớp 12A 33 22 15 17 18 15 Lớp 12H 37 29 33 32 30 35 Lớp 12K 45 32 38 37 35 39 Tỉ lệ% Lớp 12A 33 66.6 45.5 51.5 54.5 45.5 Lớp 12H 37 78.4 89.2 86.5 81.0 94.6 Lớp 12K 45 71.1 84.4 82.2 77.8 86.7

Bảng 2: Thống kê kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng

Đối tượng Số HS ≤ 4 5 6 7 8 9 10 Số lượng Lớp 12A 33 6 6 12 4 4 1 0 Lớp 12H 37 2 3 8 8 9 4 3 Lớp 12K 45 3 5 13 10 10 3 1 Tỉ lệ% Lớp 12A 33 18.2 18.2 36.4 12.1 12.1 3.0 0 Lớp 12H 37 5.5 8.1 21.6 21.6 24.3 10.8 8.1 Lớp 12K 45 6.7 11.1 28.9 22.2 22.2 6.7 2.2

So sánh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, tôi có những nhận xét như sau: Qua khảo sát, ở lớp đối chứng, khi không áp dụng sáng kiến, hiệu quả giờ học từ phía học sinh đạt khoảng trên 50%, ở lớp thực nghiệm đạt khoảng 80%. Qua kết quả bài kiểm tra, số học sinh đạt từ 0-6 điểm ở lớp đối chứng đều cao hơn lớp thực nghiệm, số học sinh đạt từ 7-10 điểm lại thấp hơn lớp thực nghiệm.

Kết quả này cho thấy, việc ôn luyện phần Đọc hiểu văn bản theo cách hệ thống các dạng câu hỏi, kiểu câu hỏi như trên giúp học sinh dễ xác định và định hướng được cách làm bài, đảm bảo đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của câu hỏi, từ đó học sinh làm bài hiệu quả, đạt kết quả điểm khá giỏi cao hơn hẳn những lớp không áp dụng hướng ôn tập theo kiểu rèn kĩ năng. Giờ dạy học chú trọng hướng dẫn học sinh kỹ năng làm

bài đạt hiệu quả cao, giúp học sinh có kĩ năng làm bài, xử lí kiến thức tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, đánh giá cao hơn.

Có thể nói, hướng nghiên cứu của biện pháp có tính khả thi và đạt kết quả dạy học tốt. Việc thiết kế ôn tập phần đọc hiểu theo hướng hệ thống hóa các dạng câu hỏi, hướng dẫn các bước làm cụ thể ở mỗi dạng đã giúp cho quá trình ôn luyện trở nên hiệu quả, học sinh có định hướng, dễ nhớ, dễ vận dụng hơn. Tổ chuyên môn và đồng nghiệp sau khi dự giờ rút kinh nghiệm đã rút ra được những bài học bổ ích trong việc ôn tập cho học sinh theo yêu cầu của từng kỳ thi mỗi năm. Học sinh tích cực, chủ động có hứng thú và sôi nổi ôn tập từ đó củng cố được kiến thức, rèn luyện được kỹ năng. Điều đó được thể hiện cụ thể qua hoạt động và kết quả kiểm tra đánh giá sau giờ ôn tập

Bên cạnh kết quả thu được vẫn còn có hạn chế là tỉ lệ học sinh đạt điểm tối đa chưa cao, điều đó cho thấy trong giờ học cần tăng thêm yêu cầu của các dạng câu hỏi khó cao hơn nữa để khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng của học sinh được linh hoạt và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Van NH hướng dẫn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w