Cần phối hợp giữa cơ quan báo chí địa phương với các ban ngành chức năng về

Một phần của tài liệu Ths BCHVấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực nam sông hậu (khảo sát báo cà mau, báo bạc liêu, báo sóc trăng năm 2019) (Trang 83 - 87)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Cần phối hợp giữa cơ quan báo chí địa phương với các ban ngành chức năng về

năng về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản

Phiên bản điện tử của báo in chủ yếu sử dụng nội dung nguyên bản của báo in đăng tải trên báo điện tử hay trang thông tin điện tử, do vậy, cần có những cách đăng tải phù hợp, tránh làm nhàm chán. Thông tin cần bám sát tính thời sự, nhạy bén, kịp thời phản ánh những vấn đề liên quan đến thủ sản. Đòi hỏi bất cứ một bài hay thông tin thì trên hết cần có tính thời sự, phản ánh kịp thời về một sự kiện, sự việc, hoàn cảnh, tình huống. Và điều quan trọng là tính chính xác, kiểm chứng nội dung thông tin được đăng tải.

8 4

Liên kết để tăng hiệu quả truyền thông nhằm tạo sức lan tỏa sâu rộng trong vấn đề tuyên truyền về kinh thủy sản tại địa phương. Phối hợp cùng với nhiều cơ quan báo chí tại địa phương, khu vực, cả nước. Vận dụng nguồn thông tin chuẩn xác, có kiểm chứng từ đội ngũ cộng tác viên ở mỗi địa bàn. Sử dụng “khéo léo” có chọn lọc kiểm chứng từ nguồn tin mạng xã hội để thu hút sự quan tâm của công chúng, tạo sức thuyết phục cao. Phối hợp với các sở ban, ngành trong công tác tuyên truyền về thủy sản là vấn đề cần được thực hiện có hiệu quả để nguồn thông tin được mở rộng nhưng lại có tính thuyết phục. Liên hệ phối hợp chặt chẽ với Bộ đội biên phòng, Sở NN&PT NT, Sở TT&TT tại địa phương trong nội dung, cách thức thể hiện vấn đề tuyên truyền về thủy sản.

Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng nội dung thông tin tuyên truyền không riêng nội dung đăng tải trên phiên bản điện tử của báo in mà hầu hết các nội dung tuyên truyền trên báo Đảng địa phương cần có những cái nhìn mới mẻ hơn. Nội dung đăng tải trên phiên bản điện tử cần thay đổi, nhất là cần những phóng sự dài hơi, chuyên sâu nhiều kỳ để làm rõ hơn vấn đề liên quan đến thủy sản. Thực chất vấn đề phát triển kinh tế thủy sản liên quan đến rất nhiều đề tài, có thể về sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản, cuộc sống ngư dân, người dân với nghề khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh công tác phối hợp với Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển trong vấn nạn khai thác vùng biển trái phép, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên hay công tác tuyên truyền ngư dân đánh bắt khai thác gắn với bảo tồn tài nguyên, bào vệ vùng biển vùng trời của tổ quốc. Mỗi đề tài cần có nội dung chuyên sâu, từ đó tạo ra nhiều chuyên mục hấp dẫn, tạo sức lan tỏa sâu rộng đến bạn đọc về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản.

Nhà báo Lê Minh Trường, Phó Tổng biên tập báo Sóc Trăng, nhìn nhận: “ Do đây là một loại hình còn khá mới mẻ, nó đang tồn tại giữ loại hình báo in và điện tử nên một số bộ phận vẫn chưa phân biệt rõ, nhất là khâu biên tập. Mặt khác, trước đây phóng viên đã quen với lối viết truyền thống nên để thay đổi lối viết mang hơi hướng

điện tử thì không phải thời gian ngắn. Thêm một vấn đề nữa là trang thiết bị, đội ngũ phục vụ cho báo điện tử vẫn còn kiêm nhiệm nên chưa thể phát huy cao độ cho loại hình này”.

3.2.3. Cần xây dựng chuyên mục riêng về kinh tế thủy sản

Cần thay đổi hình thức bài viết phù hợp với phiên bản điện tử của báo in để công tác tuyên truyền về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản đạt hiệu quả. Với nhiều hình thức tuyên truyền đa phương tiện trên báo điện tử, Trang thông tin điện tử, phiên bản điện tử của báo in cần có những đổi mới trong cách trình bày, câu từ, hình ảnh, lối viết để phát huy vai trò là kênh truyền dẫn nhanh, thay vì trước đây chỉ phụ thuộc vào phát hành của báo in.

Xây dựng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên chuyên trách về tuyên truyền về thủy sản. Các mảng đề tài, thông tin về thủy sản luôn có những vấn đề chuyên biệt cần đội ngũ phóng viên phụ trách nắm chắc thông tin để đưa ra những đúng đắn, định hướng dư luận một cách chính xác, thiết thực, đạt hiệu quả về những tiềm năng, thực trạng về vấn đề phát triển kinh tế. Xuất phát từ những yếu tố đã nêu, việc mỗi cơ quan báo chí phải phân công phóng viên chuyên trách, xây dựng đội ngũ cộng tác viên viết về đề tài thủy sản là rất cần thiết. Từ việc phụ trách chuyên về mảng đề tài này, phóng viên được tham gia các tin tức thời sự, buổi tọa đàm, bàn luận đưa ra thực trạng giải pháp về kinh tế thủy sản tại địa phương, để phóng viên có được những thông tin chuẩn xác, nhìn tổng thể hơn về vấn đề phụ trách.

Cần xây dựng chuyên mục riêng cho thủy sản. Theo khảo sát cho thấy, báo Cà Mau không chỉ các đề tài Nông nghiệp - Nông thôn xuất hiện xuyên suốt trên báo in mà trên báo điện tử cũng đã dành một chuyên mục riêng viết riêng về Kinh tế trong đó cho chuyên mục phụ là Thủy sản. Báo Sóc Trăng điện tử cũng dành một chuyên mục Kinh tế để viết cho Nông nghiệp, còn Trang thông tin điện tử báo Bạc Liêu có một chuyên mục dành riêng cho Kinh Tế. Đây là giải pháp để vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ở từng địa phương được nổi bật, chuyên sâu hơn. Với những chuyên mục

8 6

riêng như thế, tòa soạn dành đủ thông tin chuyên sâu về lĩnh vực này mà người đọc cũng dễ dành tìm kiếm thông tin họ cần để cập nhật về tình hình thủy sản ở địa phương.

Nhà báo Ngô Thị Thùy Trâm, Trưởng Phòng Biên tập, báo Cà Mau, nhận định: “Nhiều năm qua, báo Cà Mau phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền chuyên trang “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Mảng đề tài này trở thành điểm nhấn trong công tác tuyên truyền trên báo Cà Mau. Nhiều bài viết dài kỳ xuất hiện trên mặt báo phản ánh sâu, rộng từng vấn đề bạn đọc quan tâm. Chất lượng các bài viết được khẳng định qua các giải thưởng các cuộc thi báo chí hàng năm từ Trung ương đến địa phương. Để công tác tuyên truyền ngày càng nâng cao chất lượng, báo Cà Mau chia nhóm phóng viên phụ trách từng lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Chính vì thế, phóng viên phụ trách lĩnh vực này có cơ hội tiếp cận thường xuyên, đi, sâu, đi sát từng mảng đề tài mình phụ trách, bám sát và hiểu rõ từng địa bàn nông thôn, vùng biển. Cùng với sự phối hợp, hỗ trợ từ ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn, chất lượng các bài viết ngày càng được nâng lên”.

Báo Cà Mau điện tử trên giao diện đã có chuyên mục riêng Thủy sản, còn báo Sóc Trăng điện tử và Trang thông tin điện tử báo Bạc Liêu thì giao diện vẫn chưa hiện rõ chuyên mục Thủy sản, mà các tin bài về nội dung phát triển kinh tế thủy sản vẫn nằm chung chung là Kinh tế, Nông nghiệp, Thị trường.

3.2.4. Phát huy, tận dụng ưu thế của phiên bản điện tử của báo in

Cần tăng tính tương tác trên phiên bản điện tử của báo in. Công chúng báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển, khẳng định thương hiệu, vị thế của một tờ báo. Những thông tin đặc sắc, hấp dẫn, có tính thuyết phục, tương tác cao luôn thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, công chúng. Do vậy để đẩy mạnh tính tương tác trên báo điện tử, Trang thông tin điện tử, cơ quan báo chí cần phát huy tối đa thế mạnh của Internet nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Hiện nay, việc báo

chí tương tác với cộng đồng ngày càng dễ dàng hơn khi thông qua các ứng dụng hiện đại từ chính bài viết, tin tức đăng tải thông qua bình luận, phản hồi, chia sẻ. Và công chúng chính là thướt đo chuẩn xác nhất những thông tin mà báo chí đăng tải. Vì vậy, thông qua tương tác cơ quan báo chí sẽ nhận được những ý kiến phản hồi, bình luận, suy nghĩ về những đề mà họ quan tâm. Mục đích cuối cùng là định hướng dư luận, nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền để thay đổi hành vi, nhận thức trong vấn đề phát triển kinh tế thủy sản.

Để nâng cao tính tương tác thì mỗi tòa soạn cần xây dựng một bộ phận tiếp nhận phản hồi chuyên nghiệp để bộ phần này có thể hoạt động tương tác với độc giả qua Internet. Trên cơ sở thu thập lại những ý kiến phản hồi từ độc giả, hay độc giả thông tin thêm hoặc cung cấp mới, từ đó, tòa soạn có hướng xử lý để kịp thời giải đáp những thắc mắc, hay tiếp nhận lại thông tin mới. Phiên bản điện tử của báo in sẽ tăng tính tương tác khi tòa soạn quan tâm thiết kế giao diện, chú ý đến khả năng đa phương tiện và tương tác với công chúng. Việc bố trí các yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động tương tác trên trang chủ như: box comment, facebook, share, mục điền số điện thoại, địa chỉ liên hệ. và cần được bố trí dễ nhìn ở cuối mỗi bài viết. Tại tòa soạn Báo Cà Mau, nhìn tổng quan giao diện báo Cà Mau điện tử, các chuyên mục đều bố trí hợp lý, tạo thuận tiện cho người xem. Ở dưới mỗi bài viết đăng tải đều hiện thị đầy đủ các ký hiệu tương tác, bình luận, like, share... hoặc người đọc có thể gửi lại địa chỉ, họ tên, email, thông tin bài viết để có thể tương tác cùng với tòa soạn, nhằm bổ sung, tìm hiểu thêm về thông tin mà tòa soạn đã đăng tải.

Một phần của tài liệu Ths BCHVấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực nam sông hậu (khảo sát báo cà mau, báo bạc liêu, báo sóc trăng năm 2019) (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w