Một số đề xuất

Một phần của tài liệu Ths BCHVấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực nam sông hậu (khảo sát báo cà mau, báo bạc liêu, báo sóc trăng năm 2019) (Trang 87 - 122)

7. Kết cấu luận văn

3.3. Một số đề xuất

- Đối với cơ quan chức năng, các ban ngành chuyên môn

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của các cấp chính quyền tại địa phương nhằm đảm bảo báo chí địa phương hoạt động theo đúng định hướng, chính trị, tư tưởng của Đảng; tăng cường giám sát, chỉ đạo sự phối hợp giữa cơ quan chức năng với đơn vị báo chí; có quy định cụ thể vai trò, chức năng, trách

8 8

nhiệm của báo chí đối với đối với công tác tuyên truyền về kinh tế thủy sản. Báo chí địa phương tăng cường phối hợp với các ban ngành đoàn thể liên quan như Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển Chi cục Biển và Hải đảo, Đài Thông tin Duyên hải, Chi cục Khai thác và

Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Khuyến ngư. Các ban ngành đoàn thể chuyên trách cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng như tọa đàm, hội nghị, hội thi, hội thảo. tìm hiểu về các vấn đề xung quanh kinh tế thủy sản.

- Đối với mỗi cơ quan báo in

Cần đẩy mạnh ứng dụng thông tin, bài viết trên phiên bản điện tử của báo in để những bài viết về thủy sản có sức lan tỏa nhanh chóng, kịp thời đến với bạn đọc. Đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho báo điện tử. Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực cho báo điện tử trong vấn đề đăng tải nội dung báo in lên báo điện tử. Tiếp tục xây dựng kiện toàn hệ thống tòa soạn tích hợp đa phương tiện trong tình hình hiện nay, phù hợp với tôn chỉ mục đích của tờ báo Đảng địa phương nhưng cũng làm tốt vai trò thông tin trong tình hình mới.

Cần xây dựng kế hoạch chiến lược tuyên truyền rõ ràng thông tin cho phóng viên, biên tập viên, tránh cái nhìn rập khuôn, thiếu khách quan chung thực. Cùng với việc phối hợp đổi mới nội dung, cơ quan báo chí cũng cần chú ý đến hình thức đăng tải, cách đặt tít, nội dung câu từ, hình ảnh, trình bày. sao cho phù hợp với phiên bản điện tử của báo in lên báo điện tử, Trang thông tin điện tử. Tăng cường tính tương tác giữa tòa soạn và độc giả ngay chính các bài viết được đăng tải. Tận dụng lợi thế phiên bản điện tử của báo in, xây dựng mối liên hệ tương tác mở rộng để các tác phẩm báo chí tăng tính thuyết phục đối với công chúng.

Tích cực xây dựng tính chuyên nghiệp trong đội ngũ phóng viên từ các công đoạn tác nghiệp, biên tập, điều hành chỉ đạo nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ trong nội bộ nhưng đồng thời phù hợp với xu hướng báo chí hiện nay. Cần thường xuyên mở

các lớp tập huấn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ báo chí cho phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là nâng cao nhận thức đúng đắn trong công tác truyền thông về lĩnh vực kinh tế thủy sản.

Tòa soạn cần nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới hình thức truyền tải, nhất là tìm giải nâng cao tính hấp dẫn nhằm tăng tính cạnh tranh, tạo khả năng chiếm lĩnh thị trường. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện hoạt động của tòa soạn. Trang bị máy móc, trang thiết bị hiện đại để các phóng viên, biên tập viên có điều kiện dễ dàng tác nghiệp đạt chất lượng. Đồng thời tăng tính tương tác trên phiên bản điện tử của báo in để tác phẩm báo chí tạo được sức lan tỏa trong công chúng tiếp nhận. Phân tích, đánh giá về công chúng để đưa ra những định hướng, nhận định nhằm phát triển công chúng theo hướng báo chí chuyên biệt cho một nhóm đối tượng.

- Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Phóng viên cần sáng tạo hơn trong cách khai thác nội dung, đa dạng hình thức thể hiện tác phẩm báo chí đối với công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách Nhà Nước trong phát triển kinh tế thủy sản. Khi đưa tin cần bám sát định hướng của các cơ quan báo chí. Việc thực hiện tin, bài phóng viên phụ trách cần có cách tiếp cận, phỏng vấn nhân vật, khai thác vấn đề liên quan nên có sự khách quan, trung thực, chuyên sâu. Phóng viên cũng cần thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Tuân thủ các quy định về nguyên tắc trong tác nghiệp, đạo đức nghề báo.

Không chỉ phóng viên phụ trách đổi mới mà ngay cả biên tập viên, lãnh đạo phụ trách cũng nên có cái nhìn toàn diện hơn để phát huy hiệu quả tuyên truyền trong lĩnh vực thủy sản. Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng từ phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo phụ trách sẽ tạo được hiệu quả cao nhất trong vấn đề phát triển kinh tế thủy sản tại địa phương. Một tác phẩm báo chí muốn có đạt được mục đích, hiệu quả

9 0

khách quan cần có sự thống nhất từ tư tưởng, hành động, tư duy đổi mới thì vấn đề mới mang đến thành công. Nhà báo,

phóng viên, biên tập viên cần nâng cao nhận thức, xây dựng, hoàn thiện bản lĩnh chính trị. Tăng cường khả năng phát hiện, phán đoán, phân tích để vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ở từng địa phương nhằm phản ánh trên nhiều khía cạnh.

Tiểu kết chương 3

Kết thúc chương 3, tác giả luận văn đã nêu ra một số thành công, hạn chế của vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in. Đồng thời, đưa ra những giải pháp cần thiết, một số đề xuất từ thực tiễn hoạt động của 3 cơ quan báo in khảo sát. Thông qua các giải pháp, đề xuất, tác giả hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần cho sự phát triển, định hướng của các cơ quan báo in vùng Nam sông Hậu trong công tác tuyên truyền tại địa phương.

Với mong muốn, những giải pháp, khuyến khích sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin báo chí về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản, để báo chí thực sự là công cụ tuyên truyền đắc lực của Đảng, Nhà nước, một mặt trận hiệu quả trong việc góp phần phát triển chung của kinh tế cả nước.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua thực tế nghiên cứu đề tài “Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu”, tác giả luận văn đã phát thảo được những mặt thuận lợi, khó khăn khi khảo sát 3 tờ báo Đảng trong việc đăng tải vấn đề kinh tế thủy sản tại mỗi địa phương. Vấn đề tuyên truyền về tình hình kinh tế thủy sản là nhiệm vụ chung, 3 cơ quan báo in đã phát huy hết vai trò trách nhiệm trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về thủy sản, bên cạnh đó cũng kịp thời cùng chính quyền địa phương làm rõ những sai phạm liên quan đến ngành thủy sản.

Mỗi cơ quan khảo sát đều có những định hướng rõ nét trong việc phát triển tờ báo, làm tròn vai trò tôn chỉ mục đích của một tờ báo in địa phương, nhưng vẫn nỗ lực hòa mình vào xu thế báo chí hội nhập, cộng nghệ số. Qua tìm hiểu, mặc dù loại

hình phiên bản điện tử của báo in còn khá mới mẻ, nhưng với tầm nhìn định hướng chiến lược riêng mà mỗi cơ quan báo in đã tạo được dấu ấn riêng trong lòng độc giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Văn An (Chủ biên) (2008), Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 1 tháng 8 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam

đến năm 2020”.

4. Lê Thanh Bình (2005), Báo chí Truyền thông và các vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội., NXB Văn hóa - Thông tin Hà Nội.

5. Bùi Bá Bổng (2004), Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới, Báo cáo của Ban điều hành Dự án

ISG tại Việt Nam.

6. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại., NXB

Lý luận chính trị, Hà Nội.

7. Hoàng Đình Cúc (Chủ biên) (2013), Đạo đức nghề báo những vấn đề lý luận

và thực tiễn , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Phạm Mạnh Cường, Báo chí đa nền tảng trong kỷ nguyên số, Tạp chí Người

làm báo (số 415 - 9/2018)

9. Trần Bá Dung (2019) Truyền thông mới và những thách thức “chỗ đứng” của nhà báo , Tạp chí người làm báo online.

10. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

9 2

11. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động.

13. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông lý

thuyết và kỹ năng cơ bản , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Dững (2017), Báo chí Truyền thông, Những điểm nhìn từ thực tiễn - tập 3, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới , NXB Lao Động, Hà Nội.

17. Hà Đăng (Chủ biên) (2002), Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

18. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Grabennhicốp (2004), Báo chí trong kinh tế thị trường, NXB Thông tấn, Hà

Nội.

20. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo , NXB

Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Tổ chức diên đàn trên báo mạng điện tử, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

22. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Đỗ Thị Thu Hằng (2010), PR công cụ phát triển báo chí, NXB Trẻ, Hà Nội.

24. Đinh Thị Thúy Hằng (2013), “Đào tạo báo chí ở trường đại học trong xu thế

báo chí hiện đại ”, Tạp chí Người làm báo, tháng 12 năm 2013.

25. Trần Quang Hoàn (2017), Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhậ

quốc tế , Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

26. Nguyễn Quang Hòa (2016), Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí thực tiên và xu hướng phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông.

27. Đào Duy Huân (2013), Đề xuất chính sách để phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Phát triển và Hội nhập.

28. Mạnh Hùng, (2007), Chiến lược biển Việt Nam tầm nhìn 2020, Tạp chí Đảng

Cộng sản.

29. Huỳnh Ngọc Huệ, (2014), Báo in Miền tây Nam Bộ với việc tuyên truyền phát

triển kinh tế ngư nghiệp địa phương hiện nay, Luận văn Thạc sĩ báo chí học,

Học Viện Báo chí&Tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. Đặng Thị Thu Hương ( 2018), Thách thức của báo in trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, Tạp chí Người làm báo online.

31. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại thông tấn báo chí, NXB Đại Học quốc

gia Hà Nội.

32. Đinh Văn Hường, Nguyễn Minh Trường (2017), Báo chí với vấn đề biến đổi

khí hậu ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu (2016), Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại, NXB Thông

tin và Truyền thông.

34. Nguyễn Văn Kim, (chủ biên) (2011), Người Việt với biển, NXB Thế giới.

35. Nguyễn Thế Kỷ (chủ biên), (2012), Công tác lãnh đạo quản lý báo chí trong

25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.

36. Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khóa học xã hội và nhân văn (2010), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập VII, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

37. Tương Lai (Chủ biên), (2008); Nông dân, nông dân và nông nghiệp - Những vấn đề đặt ra, NXB Đại Nam.

38. Trương Giang Long (2013), Nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên Báo Đảng ĐBSCL, Tạp chí Cộng sản online.

39. Nguyễn Thành Lợi, Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện

đại

9 4

40. Nguyễn Thành Lợi, (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông

hiện đại., NXB Thông tin & Truyền thông.

41. M. Gurevich (2000), Báo chí và thị trường: Làm thế nào để đạt được thành

công (dành cho các nhà báo), Người dịch: Đỗ Minh Hiền, Vũ Thu Hồng, Đặng

Thanh Huyền, Tài liệu tham khảo của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

42. Hồ Xuân Mai (2014), Ngôn ngữ báo chí và biên tập báo, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

43. Nguyễn Tiến Mão (2006), Cơ sở lý luận ảnh báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

44. Nguyễn Trí Nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang (Đồng chủ biên) (2014), Báo

mạng điện tử Đặc trưng và phương pháp sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

45. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, luận văn thạc sĩ năm 2013,“Vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ”.

46. Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính

trị - Hành chính, Hà Nội.

47. Nhiều tác giả, (2005) Thể loại báo chí, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí

Minh.

48. Nhiều tác giả, (2011), Nông dân, Nông thôn & Nông nghiệp, Những vấn đề đặt ra, NXB Tri Thức.

49. Phạm Hoàng Ngân (Chủ biên), (2009); Truyền thông Nông nghiệp Nông thôn

Nông dân , NXB Nông nghiệp.

50. Đỗ Chí Nghĩa (2012), Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Đỗ Chí Nghĩa (2014), Nhà báo và sáng tạo báo chí trong tư tưởng Hồ Chí

Minh , NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

52. Đỗ Chí Nghĩa (Chủ biên), Định Thị Thu Hằng (2014), Báo chí và mạng xã

53. Hà Huy Phượng (2006), Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in , NXB

Lý luận chính trị, Hà Nội. 54. https://tongcucthuysan.gov.vn

55. Trần Quang (2005), Kỹ thuật viết tin , NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

56. Nguyễn Danh Sơn (Chủ biên), (2010); Nông nghiệp Nông thôn Nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, NXB Khoa học Hà Nội.

57. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2003), Cơ sở lý luận báo chí

truyền thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

58. Dương Xuân Sơn (2013), Báo in Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

59. Dương Xuân Sơn (2015), Lý luận báo chí và truyền thông, NXB Giáo dục Việt

Nam.

60. Dương Xuân Sơn (2/2017), Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo, Tạp chí

Người làm báo online.

61. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa Thông

tin, Hà Nội.

62. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng , NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

63. Lê Hanh Thông (2011), Xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II.

64. Phan Hữu Thành, Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven

biển Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn Thạc sĩ năm 2014, người hướng

dẫn: PGS.TS Phạm Quang Hà.

65. Phạm Thị Hồng Vân, (2014), Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau ,

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học Viện Báo chí&Tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9 6 67. www.baobaclieu.vn 68. www.baosoctrang.org.vn PHỤ LỤC Phụ lục 1 MỘT SỐ PHỎNG VẤN SÂU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1 [PVS-1]

Kính gửi: Nhà báo Nguyễn Danh, Phó Tổng Biên tập Báo Cà Mau

Tôi tên: Lê Hằng My, Phóng viên Báo Cà Mau.

Một phần của tài liệu Ths BCHVấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực nam sông hậu (khảo sát báo cà mau, báo bạc liêu, báo sóc trăng năm 2019) (Trang 87 - 122)