Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để nghiên cứu về chất lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, tác giả thu thập những nguồn thông tin sau:

- Các công trình nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực được công bố trên các tạp chí, hội nghị khoa học, sách, giáo trình...

- Báo cáo tổng kết công tác năm giai đoạn 2017 - 2019 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

- Báo cáo về công tác nhân sự, hành chính tổ chức tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019.

- Báo cáo tổng kết công tác năm và báo cáo về công tác nhân sự, hành chính tổ chức của một số cơ sở y tế khác.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a, Phương pháp chọn mẫu

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, tác giả không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (chọn một cách ngẫu nhiên một số đủ lớn đơn vị đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung để điều tra rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng ra thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể chung).

29

b. Quy mô mẫu:

Quy mô mẫu được tác giả lựa chọn trên cơ sở công thức của Slovin như sau: n = N/ (1 + Ne2)

Trong đó: N là tổng thể

e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5% n là cỡ mẫu.

Hiện tại, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên có tổng số 1.181 cán bộ viên chức. Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là:

N = 1.181/(1+1.181 x0,052) = 299 mẫu.

Như vậy, tổng số phiếu phát ra là 299 phiếu. Kích cỡ mẫu được chọn thường nhỏ hơn so với tổng thể đối tượng nghiên cứu nên luôn tồn tại sự không chính xác tuyệt đối về kết quả nghiên cứu. Vì vậy, theo Daniel và Gate (2004), trong các nghiên cứu xác suất, thống kê, khi xác định kích cỡ mẫu, mức giới hạn sai số chọn mẫu thường là 5% hoặc 3%.

c, Đối tượng điều tra

Để đảm bảo được thông tin yêu cầu cho nghiên cứu, đối tượng điều tra là các cán bộ viên chức đang làm việc ở các phòng ban khác nhau của Bệnh viên Trung ương Thái Nguyên

d, Thiết kế phiếu khảo sát

Bảng khảo sát được thiết kế làm hai phần.

- Phần đầu nhằm thu thập thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả.

- Phần thứ hai được thiết kế nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các yếu tố trong mô hình ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo quãng Likert 5 điểm dùng để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu, biến thiên từ rất không đồng ý đến rất đồng ý (1- rất không đồng ý và 5 - rất đồng ý)

e, Phương pháp và thời gian khảo sát

30

sau khi hoàn thành phiếu điều tra tác giả nhận lại phiếu từ cán bộ, viên chức của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

f, Kết quả thông tin mẫu nghiên cứu

Quá trình điều tra được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 07 năm 2020 đến tháng 09 năm 2020. Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, 299 phiếu được phát ra và thu về 259 phiếu (đạt 86,6%). Trong số 259 phiếu thu về có 07 phiếu bị loại do không hợp lệ. Kết quả có 252 phiếu hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu chính thức.

Bảng 2.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm mẫu Phân loại Số lượng Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 65 25,8 Nữ 187 74,2

Cơ cấu nhóm tuổi

Từ 20 - 35 tuổi 34 13,5 Từ 36 - 45 tuổi 48 19,1 Từ 46 - 55 tuổi 91 36,1 > 55 tuổi 79 31,3 Trình độ học vấn Trên Đại học 10 4,0 Đại học 131 52,0 Trung cấp - Cao đẳng 111 44,0

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Bảng 2.1 mô tả khái quát đặc điểm mẫu nghiên cứu. Qua đó, ta thấy tỷ trọng cán bộ nhân viên nam được phỏng vấn là 65 người (chiếm 25,8%) và cán bộ nhân viên nữ là 187 người (chiếm 74,2%).

Bên cạnh đó, vì đối tượng khảo sát của báo cáo là cán bộ nhân viên của bệnh viện được chọn một cách ngẫu nhiên. Trong đó, số lượng người dưới 45 tuổi khá thấp mà tập trung nhiều nhất vào lứa tuổi từ 46 - 55 tuổi, kế đến là đối tượng > 55 tuổi. Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm đa số, số lượng cán bộ nhân viên có trình độ trung cấp và cao đẳng vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số.

31

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)