Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Trung ương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 64)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Trung ương

Thái Nguyên

3.2.2.1. Công tác tuyển dụng

Nhằm đảm bảo cung cấp lực lượng lao động mới phù hợp về yêu cầu chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp trong hoạt động. Việc tuyển nhân viên mới rất quan trọng quyết định tương lai cho bệnh viện, đặt nền móng cho sự phát triển và khẳng định thương hiệu của đơn vị, đây là một mấu chốt cho cả chu trình dài hoạt động.

Trách nhiệm và quyền hạn: Thuộc trách nhiệm và quyền hạn của phòng Kế hoạch tổng hợp và các phòng ban có liên quan.

Nội dung tuyển dụng

Kế hoạch tuyển dụng: Căn cứ vào nhu cầu phát triển, bổ sung lao động nhằm mở rộng quy mô hoạt động mà đơn vị xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động, sau đó trình lên Giám đốc duyệt và thực hiện. Vào cuối mỗi năm bệnh viện tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển dụng cho năm tới và trong một số trường hợp đặc biệt khi cần có nhu cầu đột xuất thì cũng có thể tiến hành tuyển dụng theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc.

Điều kiện đăng ký dự tuyển

1.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức

Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; Từ đủ 18 tuổi trở lên; Có Phiếu đăng ký dự tuyển; Có lý lịch rõ ràng; Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm dự tuyển; Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.

56

1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Tiêu chuẩn về trình độ, chuyên ngành đào tạo, ngoại ngữ, tin học

Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn

- Bác sĩ hạng III (V.08.01.03): Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành bác sĩ đa khoa.

- Bác sỹ y học dự phòng (V.08.02.06): Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành y học dự phòng.

- Điều dưỡng hạng III (V.08.05.14): Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng.

- Điều dưỡng hạng IV (V.08.05.13): Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành điều dưỡng, điều dưỡng gây mê hồi sức.

- Dược sĩ hạng III (V.08.08.22): Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành dược. - Dược hạng IV (V.08.08.23): Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành dược. - Hộ sinh hạng IV (V.08.06.16): Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hộ sinh.

- Kế toán viên (06.031): Tốt nghiệp Đại học trở lên ngành, chuyên ngành kế toán, kinh tế, tài chính ngân hàng.

- Kế toán viên cao đẳng: Tốt nghiệp cao đẳng trở lên ngành, chuyên ngành kế toán, kinh tế, tài chính ngân hàng.

- Kỹ thuật Y hạng III (V.08.07.18): Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành sinh học, công nghệ sinh học (Cử nhân sinh học, công nghệ sinh học).

- Kỹ thuật Y hạng IV (V.08.07.18): Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành kỹ thuật hình ảnh y học, vật lý trị liệu/phục hồi chức năng.

- Kỹ sư hạng III (V.05.02.07): Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành công nghệ thông tin, tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, kỹ thuật y sinh, quản lý tài nguyên môi trường.

57

- Chuyên viên (01.003): Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành sư phạm tiếng anh, báo chí, quản trị kinh doanh.

- Công tác xã hội viên (mã số V.09.04.02): Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học.

Tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học

a) Trình độ ngoại ngữ đối với các ngạch, chức danh nghề nghiệp hạng III

Chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

b) Trình độ ngoại ngữ đối với các ngạch, chức danh nghề nghiệp hạng IV

Chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

c) Trình độ Tin học đối với chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV:

Có một trong các chứng chỉ sau:

- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

- Các chứng chỉ tin học quốc tế IC3 và MOS.

Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức

Đối tượng và điểm ưu tiên trong xét tuyển

a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự

78

được thực hiện một cách đầy đủ, theo quy định của pháp luật về lao động. Ngoài ra Bệnh viện còn quan tâm tới đời sống tinh thần của người lao động bằng việc tổ chức các buổi vui chơi, giải trí như du lịch, thể dục thể thao, thăm nom tới việc hiếu, hỷ của từng cá nhân trong Bệnh viện;

3.5.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Ngoài những ưu điểm kể trên thì thực trạng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế sau:

- Về đội ngũ nhân lực y tế: Đã đảm bảo được công việc hiện tại song cần phải bổ sung về số lượng và tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý mới đáp ứng yêu cầu mới là bệnh viện tuyến Trung ương, trở thành một trung tâm vùng và đảm nhận giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương ở Hà Nội. Bên cạnh đó, còn có chuyên khoa thiếu đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao, chuyên sâu giữ vai trò đầu đàn trong khu vực.

- Về công tác tuyển dụng: Thông tin tuyển dụng chỉ mới được công khai trên báo, truyền hình địa phương, trang Website của Bệnh viện, chưa được thông báo trên các kênh báo chí, truyền hình của Trung ương điều này có thể dẫn tới tình trạng ít người biết đến thông tin tuyển dụng, hạn chế nguồn ứng viên một vấn đề vẫn luôn tồn tại trong các đơn vị nhà nước gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tuyển vào Bệnh viện;

Mức độ và yêu cầu về tuyển dụng mới chỉ dừng lại ở trình độ chuyên môn và số năm kinh nghiệm làm việc mà chưa hề quan tâm tới kỹ năng mềm của người lao động đây là vấn đề cần thiết trong thời gian tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện. Việc đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc, tập sự còn mang tính chung chung, chưa tổ chức sát hạch, đánh giá bằng các bộ công cụ, bảng kiểm gắn với vị trí việc làm của mỗi vị trí và điều này phần nào làm ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn nhân lực được tuyển dụng vào;

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chính sách về tuyển dụng của Bệnh viện chưa được xây dựng rõ ràng và chưa nằm trong chiến lược mục tiêu về phát triển con người của Ban giám đốc, hy vọng trong thời gian tới ban lãnh đạo Bệnh viện sẽ cần xây dựng được một chính sách tuyển dụng rõ ràng và đạt hiệu quả

79

hơn góp phần nâng cao giá trị đầu vào của nguồn nhân lực được tuyển dụng cũng chính là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Về công tác đào tạo: Hiệu quả của công tác đào tạo chưa cao do các hình thức đào tạo chưa thật sự mới mẻ, chưa theo kịp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hơn nữa nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo mới chỉ được ban lãnh đạo phê duyệt ở một mức nhỏ trong tổng doanh thu; Hình thức đào tạo mới chỉ được chú trọng nhiều ở trong nước mà chưa chú trọng tới hình thức đào tạo tại nước ngoài để bắt kịp sự phát triển chung của nền công nghiệp điện trên thế giới và trong khu vực.

Công tác đánh giá kiểm tra chất lượng làm việc chưa thật sự tốt, sự đánh giá chưa thật sự khách quan nên chưa thúc đẩy được tinh thần làm việc tự giác và trách nhiệm của người lao động, sở dĩ là do không có một mức chuẩn để đánh giá chính xác mà đơn thuần nó phụ thuộc nhiều và sự đánh giá chủ quan của ban lãnh đạo và bản thân người lao động;

- Về công tác sắp xếp và bố trí nhân viên

Cán bộ và nhân việc được bố trí và bổ nhiệm vẫn chưa thể hiện hết được năng lực, khả năng lãnh đạo ở vị trí mới. Công tác đánh giá phân bổ công việc ở các vị trí của Bệnh viện chưa thực sự phù hợp.

- Về công tác đãi ngộ cho người lao động

Bệnh viện chưa nêu bật được các chế độ đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng trong bảng thông báo về thông tin tuyển dụng đây là điều mà người lao động quan tâm nhất và chính nó sẽ là điều thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao;

Các hoạt động kiểm tra và chăm sóc sức khỏe chưa được thực hiện thường xuyên và định kỳ. Các hoạt động thể dục, thể thao và giải trí cũng chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ và nhân viên

Trong hoạt động đánh giá hiệu quả công việc và xem xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật đã đảm bảo tính dân chủ nhưng chưa tập trung, nhất là đối với các danh hiệu thi đua trong Bệnh viện. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật là nơi xét duyệt cuối cùng, song những căn cứ chủ yếu là dựa trên cơ sở kết quả đưa lên từ các đơn vị cơ sở, quyết định ở đây thường là được giữ nguyên hoặc nếu có thay đổi thì chỉ là

80

giảm bớt chứ ít khi tăng thêm. Đồng thời, Bệnh viện chưa có bộ quy chuẩn về tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng phù hợp cho các đơn vị cơ sở khác nhau, các vị trí công việc khác nhau. Vì thế tính khích lệ và ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng còn chưa phát huy cao độ.

81

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

4.1. Mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Trung ương Thái Nguyên

4.1.1. Mục tiêu

4.1.1.1. Mục tiêu chung

Phát triển đội ngũ nhân lực y tế của Bệnh viện Trung ương Thái đảm bảo về số lượng, chất lượng và kỹ năng thực hiện chuyên sâu, cơ cấu hợp lý đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân từ năm 2021 đến năm 2025.

4.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

■ Tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu theo theo quy mô giường bệnh vào năm 2025.

■ Xây dựng cơ chế, tạo dựng môi trường làm việc tốt nhất trong điều kiện của Bệnh viện nhằm thu hút nhân tài, người có tâm huyết đến làm việc tại Bệnh viện và mong muốn phát huy hết tài năng, sức lực cống hiến được nhiều nhất cho Bệnh viện.

■ Đổi mới cách quản lý và cách sử dụng nhân lực nhằm tăng năng xuất lao động, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong công tác khám bệnh, chữa bệnh góp phần nâng cao chất lượng bệnh viện.

4.1.2. Định hướng

- Đảm bảo phát triển nguồn nhân lực của Bệnh viện đến năm 2025 đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng được yêu cầu của Bệnh viện hạng đặc biệt có quy mô 1.800 giường bệnh kế hoạch.

- Đảm bảo phát triển nguồn nhân lực bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự cạnh tranh gay gắt giữa các Bệnh viện công lập và các bệnh viện dân lập.

- Đảm bảo nguồn nhân lực y tế từng bước thích ứng với quá trình hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

- Phát huy năng lực của người cán bộ, nhân viên y tế, bảo đảm hiệu quả cao trong công việc của từng cán bộ viên chức và của đơn vị khoa, phòng, trung tâm.

82

- Tận dụng nguồn nhân lực hiện có, tạo thêm nguồn nhân lực mới dựa trên dự báo nhu cầu, bám sát thị trường lao động y tế; phân bổ hợp lý số lượng, đào tạo nâng cao chất lượng lao động y tế phù hợp với sự phát triển của Bệnh viện, của khu vực, của toàn ngành y tế theo từng thời kỳ phát triển của đất nước.

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

4.2.1. Đảm bảo số lượng, chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn

* Về số lượng: Từ năm 2019 → 2020 và định hướng đến 2025: Đạt 1,2 CBYT/1 giường bệnh kế hoạch.

Bảng 4.1. Mục tiêu về cơ cấu nhân lực y tế đến năm 2025

STT Cơ cấu Tỷ lệ (Theo Thông tư 08

và định hướng mới )

A Cơ cấu bộ phận

1 Lâm sàng 60 – 65% 2 Cận lâm sàng và Dược 22 – 15% 3 Quản lý, hành chính 18 – 20% B Cơ cấu chuyên môn

1 Bác sĩ/chức danh chuyên môn y tế khác

(Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên) 1/1,2 – 1/3

2 Tỷ lệ Điều dưỡng/ 1 Bác sỹ ở các khoa lâm

sàng Đạt ≥ 2

3 Tỷ lệ CBYT của khu vực lâm sàng, cận lâm sàng và dược

Đạt ≥ 75% tổng số CBVC trở lên.

(Nguồn : Phòng Tổ chức cán bộ) * Tiêu chuẩn chất lượng nhân lực:

- Ban Giám đốc BV: Đạt 100% tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, cụ thể là: + Giám đốc BV: Trình độ chuyên môn đạt TS hoặc CKII; có bằng chính trị cử nhân hoặc cao cấp LLCT; có chứng chỉ về quản lý hành chính hoặc quản lý bệnh viện; ngoại ngữ trình độ C trở lên

83

bằng chính trị cử nhân hoặc cao cấp LLCT; có bằng/ chứng chỉ về quản lý hành chính, quản lý bệnh viện; ngoại ngữ trình độ C trở lên.

- Giám đốc trung tâm, trưởng các khoa lâm sàng, cận lâm sàng:

+ 100% Giám đốc các trung tâm và trưởng các khoa lâm sàng, cận lâm sàng có trình độ TS hoặc CK2, có trình độ LLCT trung cấp trở lên.

+ Từ 100% trở lên có bằng/ chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B hoặc cao hơn. + Triển khai ít nhất 2 kỹ thuật mới/năm (hoặc có kế hoạch cho cán bộ khoa thực hiện kỹ thuật đó, riêng khối cận lâm sàng có kế hoạch thực hiện kỹ thuật mới sao cho đến năm 2020: >80% danh mục kỹ thuật các chuyên khoa theo phân tuyến của Bộ Y tế được triển khai tại bệnh viện).

+ Có ít nhất 1 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong nước hoặc các trang web của Bệnh viện.

+ Tham gia ít nhất 1 lần/1 năm các hội nghị khoa học thường niên.

+ Tập huấn kỹ thuật mới, hoặc thông tin chuyên môn cho CBVC khoa hoặc CBVC bệnh viện ít nhất 1 lần/1năm.

+ Có kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng bệnh viện hàng năm và kế hoạch 5 năm (hướng tới tiêu chuẩn ISO 2001 (lâm sàng) và ISO 15189 (cận lâm sàng).

- Phó giám đốc trung tâm, phó trưởng khoa lâm sàng, cận lâm sàng:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)