Sự tương tác phức tạp là gì?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chủ đề liên quan đầu tư phát triển (Trang 32 - 34)

2. Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA)

1.3 Sự tương tác phức tạp là gì?

Đây là một khái niệm khá trừu tượng mà chắc hẳn chúng ta sẽ không bao giờ luận ra được một khái niệm chính xác. Đã có nhiều ý kiến đưa ra về khái niệm này, tuy nhiên nó cũng chỉ dừng lại ở góc độ là ý kiến cá nhân chứ chưa được công bố để sử dụng chung. Có thể hiểu một cách nôm na rằng đó là sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau của từ 2 bên, 2 vấn đề trở lên. Tuy nhiên, sự tác động lẫn nhau này là không trơn tru mà có xuất hiện những điểm không thống nhất thậm chí là trái ngược, và thực tế là rất khó để có thể tìm một chìa khóa nào đấy để mở rối cho những điểm không tương đồng này.

II. Nội Dung:

2.1Một dự án thông thường các bên tham gia gồm:

Nhà tài trợ:

Chịu trách nhiệm cuối cùng đối với sự thành công của dự án. Nhà tài trợ có trách nhiệm ký kết hoàn tất các tài liệu lập kế hoạch và các yêu cầu thay đổi.

Đồng thời cho phép nhóm quản lý dự án sử dụng các nguồn lực, bảo vệ và cố vấn cho nhóm quản lý dự án.

Trong quá trình thực hiện dự án, nhà tài trợ có thêm các trách nhiệm xem xét lại các tiến trình và chất lượng, cắt băng khai trương, khánh thành, ký và công bố tôn chỉ dự án.

Nhà quản lý dự án (Giám đốc dự án):

Làm việc với các đối tượng liên quan để định nghĩa dự án

Lập kế hoạch, sắp xếp lịch trình và dự thảo ngân sách các hoạt động của dự án với đội ngũ ban đầu; chi huy nhóm dự án thực thi kế hoạch

Giám sát hiệu quả hoạt động và thực hiện các hoạt động hiệu chỉnh.

Thường xuyên thông báo cho nhà tài trợ và các đối tượng liên quan dự án: đưa ra yêu cầu và trình bày những thay đổi về phạm vi

Đóng vai trò là người trung gian giữa nhóm dự án và các đối tượng liên

quan

Nhà quản lý chức năng

Các nhà quản lý này chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động hay kết quả của dự án. Kiểm soát và đóng góp nguồn lực cho dự án (con người, trang thiết bị...) Có thể có những yêu cầu trái ngược với kết quả dự án. Trong một số trường hợp còn là cấp trên của nhà quản lý dự án.

Nhà cung cấp

Một dự án thường bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, trong đó có những hạng mục khi xem xét yếu tố khả thi, nhà tài trợ quyết định mua. Nhà cung cấp có trách nhiệm cung cấp các thiết bị, sản phẩm hay dịch vụ cần thiết phục vụ cho hoạt động của dự án thông qua hình thức hợp đồng, để đảm bảo dự án đạt được mục tiêu đã đề ra.

Công chúng

Công chúng là mọi nhóm người có quan tâm hoặc ảnh hưởng thực tế hay tiềm tàng đến khả năng của doanh nghiệp trong việc thành đạt những mục tiêu của mình.

Nhà nước

Một dự án có được đưa vào thực hiện hay không trước hết phải qua được quá trình kiểm duyệt của nhà nước. Do đó sự xuất hiện của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc cấp phép cho đầu tư hay việc kiểm tra quá trình thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng đến tiến trình của dự án đầu tư. Bên cạnh đó cũng phải kể đến các chính sách ưu đãi, thắt chặt của Nhà nước đối với từng ngành, lĩnh vực đầu tư cụ thể.

Dự án nào cũng phải có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước… Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cùng khác nhau.

Ví dụ: Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

- Dự án được đặt tại Ba Vì, Hà Nội. Đây là một khu đất bên trong có đồi núi thấp và có suối. Tổng diện tích dự án là 60ha

- Vị trí địa lý: phía Bắc giáp khu vực dân cư, các phía còn lại đều là đồi

núi

Phân tích:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chủ đề liên quan đầu tư phát triển (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)