II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở HUYỆN THAN UYÊN GIAI ĐOẠN 2007-
1. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Than Uyên
1.1.1 Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp.
Là ngành sản xuất chính của huyện. Trong giai đoạn 2007 – 2009 ngành nông nghiệp của Than Uyên phát triển khá và đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện .
Biểu 3 : Sản xuất nông , lâm nghiệp huyện Than Uyên
Đơn vị tính : tỷ đồng , %
TT Danh mục 2007 2008 2009 Tốc độ tăng
bình quân 1 Giá trị sản xuất ( giá HH) 191.606 254.38
5
287.72
Nông nghiệp 169.606 219.356 243.928 13,5
Lâm nghiệp 22.000 35.029 43.800 28
2 Cơ cấu 100 100 100
Nông nghiệp 88,5 86,2 87,4
Lâm nghiệp 11,5 13,8 15,3
(Nguồn : phòng Thống kê, phòng tổ chức kế hoạch huyện Than Uyên)
Qua biểu 3 cho ta thấy giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp tăng khá cao. Kết quả trên là nhờ khai hoang mở rộng diện tích, vốn hỗ trợ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất .
Biểu 4 : Kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Than Uyên.
TT Danh mục 2007 2008 2009 Tốc độ tăng
bình quân 1 Giá trị sản xuất ( giá HH) 169.606 219.356 243.928 13,5
Trồng trọt 119.840 121.571 136.30 0 4,3 Chăn nuôi 40.266 85.423 91.648 39,6 Dịch vụ nông nghiệp 9500 12.363 15.980 19,6 2 Cơ cấu 100 100 100 Trồng trọt 70,65 55,42 55,87 Chăn nuôi 23,74 38,94 37,57 Dịch vụ nông nghiệp 5,61 5,64 6,56
Biểu 4 cho ta thấy cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển biến theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ và tốc độ tăng bình quân của ngành chăn nuôi, dịch vụ tương đối cao .
- Trồng trọt : Do đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kết hợp với chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu vụ mùa, cơ cấu giống cây trồng nên ngành trồng trọt của huyện đã thu được những kết quả quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên cây lúa vẫn là cây chủ yếu với diện tích gieo trồng chiếm đa số .
Biểu 5 : Kết quả sản xuất trồng trọt ở huyện Than Uyên
Đơn vị tính: Diện tích: ha; sản lượng: tấn.
TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009
I Diện tích cây hàng năm 6.639 6.761 6.851 1 Cây lương thực 5.450 5.604 5.627 Lúa 3.950 4.073 4.085 Ngô 1.500 1.531 1.542 2 Cây thực phẩm 1.189 1.157 1.224 Sắn 503 442 442 Lạc 130 121 158 Đậu tương 256 274 300 Rau 300 320 340
II Cây lâu năm 379 433 462
Chè 144 194 194
Thảo quả 135 139 164
Cây ăn quả 100 100 104
B Cơ cấu diện tích (%) 100 100 100
1 Cây lương thực 77,65 77,89 76,94
2 Cây thực phẩm 16,94 16,08 16,73
3 Cây lâu năm 5,41 6,03 6,33
C Sản lượng sản phẩm 1 Sản lượng lương thực 20.521 21.950 22.500 Lúa 16.321 16.850 17.199 Ngô 4.200 5.100 5.301 2 Cây thực phẩm Sắn 5.030 4.875 4.875 Lạc 130 121 150 Đậu tương 256 330 360 Rau 1.833 2.000 2.009
3 Cây lâu năm
Chè 936 1.073 1.203
Thảo quả 40 40 43
Cây ăn quả 186 186 193
Nguồn: phòng thống kế, tài chính - kế hoạch, NN &TPNN huyện Than Uyên.
Qua biểu 5 ta thấy diện tích và sản lượng cây lương thực tương đối ổn định nhưng cơ cấu, diện tích cây lâu năm và cây thực phẩm là rất nhỏ, sản lượng thấp, tuy đã có những chuyển dịch qua các năm, tuy chuyển biến còn chậm, chưa thực sự có nét song cũng là những tín hiệu tích cực để thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong thời gian tới .
Trong những năm qua ngành chăn nuôi của huyện phát triển khá nhanh, góp phần tiúch cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập của người dân, mạng lưới thú y được bố trí từ huyện đến các xã, thị trấn để chữa trị và phòng dịch bệnh trong chăn nuôi, nhiều nguồn vốn hỗ trợ lãi xuất, đầu tư cho chăn nuôi. Do vậy, chăn nuôi phát triển khá nhanh. Bước đầu đã hình thành các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn và nhỏ. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp tăng rõ rệt qua từng năm, tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm bình quân 7%/ năm .
Biểu 6 : Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi huyện Than Uyên
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
1 Số lượng gia súc, gia cầm
Trâu Con 11.920 12.700 13.000
Bò Con 4.304 4.300 4.338
Lợn Con 34.000 34.200 34.259
Gia cầm Con 182 230 232
2 Thuỷ sản Tấn 140 145 149
Nguồn: phòng thống kế, tài chính - kế hoạch, NN &TPNN huyện Than Uyên.
Vật nuôi ở huyện Than Uyên chủ yếu là trâu bò, lợn, gia cầm. Đàn bò hiện nay đang được huyện đầu tư giống bò lai sind để từng bước cải tạo tầm vóc và chất lượng đàn bò địa phương, hướng dẫn nhân dân thay đổi phương thức chăn nuôi, từ thả rông gia súc nay chuyển sang chăn nuôi tập trung theo vùng, đầu tư trồng cỏ …vvv…
Tong những năm qua huyện đã đầu tư dự án từng bước nạc hoá đàn lơn, bình quân mỗi năm xuất chuồng trên 1000 tấn.
Gia cầm ở huyện chủ yếu là gà , vịt, phương thức chăn nuôi theo truyền thống nên hiệu quả chưa cao.
Thuỷ sản hiện nay đang được quan tâm đầu tư, ngoài các hồ ao thì hiện nay huyện đang triển khai hỗ trợ nông dân thực hiện theo phương pháp thả cá kết hợp trồng lúa ( lúa + cá ở ruộng ).
- Lâm nghiệp :
Là huyện miền núi nên đất đai cơ bản là đất lâm nghiệp. Trước đây toàn huyện theo quy hoạch là rừng phòng hộ đầu nguồn vì vậy kinh tế rừng không phát triển. Hiện nay đã được quy hoạch lại thành hai loại : rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Chính vì vậy, huyện đang tiến hành giao đất lâm nghiêp cho dân và thực hiện hỗ trợ trồng rừng theo dự án xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó huyện cũng đã xây dựng dự án và thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trồng rừng nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động và phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp .
Tóm lại : mặc dù còn rất nhiều khó khăn và hạn chế, song ngành
nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện. Và là huyện trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh Lai Châu. Thông qua chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngành nông nghiệp của huyên đã và đang đạt được những kết quả bước đầu, để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện đòi hỏi cần phải quy hoạch một cách hợp lý, tổ chức sản xuất, khai thác tiềm năng song phải đảm bảo tính bền vững và lâu dài .