I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU :
3. Những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá ở huyện
nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu :
Trong điều kiện hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá ở huyện than Uyên là phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và định hướng chung của cả nước .
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, trong đó quan trọng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 cần có những giải pháp, chính sách đồng bộ nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi để thúc đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và xây dựng nền kinh tế ổn định, vững chắc.
Trong những năm tới, huyện cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau :
3.1 Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng .
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá là một định hướng đúng vì vậy cấp uỷ đảng từ huyện đến cơ sở phải thấm nhuần tư tưởng lãnh đạo, đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, thế mạnh của địa phương để kế hoạch, giải pháp cụ thể trong lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện. Đồng thời quan triệt tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên bám sát cơ sở, gần gũi với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, kịp thời đề ra các biện pháp lãnh đạo nhằm tháo gỡ những khó khăn, tạo niềm tin và đồng thuận trong nhân dân, quyêt tâm thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn .
3.2 Thực hiện tốt việc quy hoạch phát triển kinh tế của Huyện .
- Khảo sát, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của huyện, tong đó rà soát, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát huy lợi thế so sánh cuả từng vùng, bố trí cơ cấu cây, con, tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng, hiệu quả các vùng chuyên canh, ưu tiên phát triển các cây trồng, vật nuôi có quy mô sản xuất lớn và thị trường ổn định như lúa, ngô, chè, rau, trâu , bò, lợn… vv… chú trọng đến hàng nông sản có ưu thế của từng vùng .
- Chủ động ưu tiên bố trí, quy hoạch ổn định đất cho thêm canh sản xuất lương thực, đất phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vị, đẩy mạnh, hỗ trợ thực hiện việc quy hoạch phát triển trang trại , tạo điều
kiện để sản xuất với quy mô lớn, tập trung hơn và có điều kiện cơ giới hoá trong sản xuất .
- Tiếp tục thực hiện quy hoạch và xây dựng các trung tâm xã, cụm xã, thị trấn theo hướng đô thị hoá, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn và là cơ sở để giúp đỡ người dân từng bước chuyển dịch từ sản xuất thuần nông sang thương mại, dịch vụ .
3.3 Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao và sử dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, bồi dưỡng nguồn nhân lực các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn :
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá cần ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, củng cố và xây dựng mạng lưới khuyến nông từ huyện đến cơ sở đê hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức nông nghiệp cho nông dân nâng cao trình độ canh tác, tạo niềm tin để mạnh dạn đầu tư, sản xuất theo phương thức mới, tiến bộ, hiệu quả, xây dựng các mô hình trình diễn tại các vùng trọng điểm. Tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng, mở rộng các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp, quản lý và đổi mới hoạt động của các loại hình hợp tác xã nông nghiệp, làm cầu nối để nhân dân thực sự tiếp cận với các dịch vụ theo cơ chế thị trường.
- Mở rộng quy mô trung tâm dạy nghề cấp huyện, tăng cường hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho nông dân bằng nhiều hình thức và quy mô phù hợp, tăng tỷ lệ người lao động qua đào tạo các ngành nghề đáp ứng cho yêu cầu xuất khẩu lao động và bố trí, phân công lại lao động xã hội .
3.4 Tăng cường vốn đầu tư, hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn .
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi rất nhiều vốn nhưng bản thân lĩnh vực và khu vực này nội lực còn yếu không thể tự giải quyết được do vậy cần có chính sách đầu tư hỗ trợ .
Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn tương xứng với vị trí và vai trò của nó trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá, tập trung vào các lĩnh vực như : phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phân bổ lại dân cư, trợ cước, trợ giá một số hàng,vật tư nông nghiệp, thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế.
Tham gia đầu tư vào các lĩnh vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn góp phần giải quyết việc làm, ché biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm thị trường và định hướng cho sản xuất .
3.5 Kiện toàn công tác tổ chức, quản lý, điều hành, triển khai chính sách : chính sách :
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong trong các chương trình phát triển về quy hoạch, định hướng phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc bố trí sản xuất, bố trí đầu tư, xây dựng, các chương trình, dự án trọng điểm phải được xuất phát từ quy hoạch, cụ thể hoá quy hoạch, tạo được sự đồng bộ trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn .
- Trên cơ sở các chủ trương, nghị quyết của đảng bộ, uỷ ban nhân dân các cấp vận dụng cụ thể, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích quá trình đổi mới công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp .
- Thực hiện tốt việc cung cấp các thông tin kinh tế thị trường, công nghệ cao cho nhân dân. Bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người lao động. Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã. Đảm bảo có đội ngũ cán bộ vừa có trình độ chuyên môn tốt, vừa có tinh thần trách nhiệm cao, đủ khả năng nắm bắt và triển
khai thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng xã .
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát kịp thời, điều chỉnh những vướng mắc cho phù hợp với thực tiễn, xử lý nghiêm những hành vi, trường hợp thiếu tích cực, thiếu trách nhiệm, tiêu cực trong quá trình triển khai.
- Hình thành và phát triển quan hệ gắn bó 4 nhà : nhà nước – nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp, lấy mục tiêu là hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong quá trình chuỷen dịch cơ cấu kinh tế, tạo được môi trường kinh doanh cởi mở cho các thành phần kinh tế phát triển theo quy định của pháp luật .
3.6 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động .
- Trước hết cần quán triệt tốt chủ trương , đường lối của đảng các cấp và chươn trình của địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chương trình cụ thể như : chuyển đổi cơ cấu giống cấy trồng, vật nuôi; sản xuất theo quy hoạch các vùng kinh tế, đồn điền, đổi thửa, đưa công nghệ khoa học, kỹ thuật và cơ giới hoá trong sản xuất .
Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, kinh tế trang trại… bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trực tiếp, qua hệ thống thông tin công cộng, thông qua các hoạt động của mặy trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội, từng bước xoá bỏ tư tuởng, phương thức sản xuất lạc hậu trong nông dân .
III. KIẾN NGHỊ1. Đối với trung ương :