(1)- Đề nghị nghiên cứu, có hướng dẫn cụ thể về cơ chế cho cán bộ từ chức, cho thôi giữ chức vụ theo Quy định số 260-QĐ/TW, ngày 02-10-2009 của Bộ Chính trị. Cần tiếp tục đổi mới trong bổ nhiệm cán bộ: sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hiện hành (Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg, ngày 19-02-2003 của Thủ tướng Chính phủ) theo hướng không chỉ xem xét, đánh giá trên hồ sơ cán bộ mà cần bổ sung quy định để cán bộ được xem xét bổ nhiệm được thể hiện trình độ, năng lực bản thân trước cấp có thẩm quyền thông qua việc trình bày, bảo vệ quan điểm, chương trình, đề án theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
(2)- Đề nghị Trung ương nghiên cứu sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức để thực hiện liên thông trong quản lý công chức, viên chức, cán bộ doanh nghiệp; giữa cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện và cấp xã để thuận lợi cho địa phương trong việc kịp thời bố trí cán bộ, luân chuyển cán bộ.
(3)- Đề nghị Trung ương xem xét điều chỉnh đảm bảo thống nhất văn bản của Đảng và Nhà nước về đánh giá cán bộ (quy định 286-QĐ/TW, có mức hoàn thành chức trách, nhiệm vụ; Luật Cán bộ, công chức và Nghị định 56/2015/NĐ-CP, có mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực).
(4)- Đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ kinh phí, có chính sách đặc thù cho tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn như tỉnh Điện Biên, để thực hiện chính sách cán bộ như chính sách hỗ trợ cho cán bộ luân chuyển, nhà ở công vụ, chính sách tiền lương cho cán bộ về công tác tại địa bàn khó khăn được hưởng chế độ thu hút trong toàn thời gian công tác tại vùng khó khăn của tỉnh; xem xét cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại địa bàn thị trấn vùng cao của các huyện nghèo được hưởng các chế độ theo quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP (có thể quy định mức hỗ trợ thấp hơn so với địa bàn các xã những cần có chính sách đãi ngộ hợp lý) để thu hút những người có trình độ yên tâm công tác lâu dài tại các huyện này.
(5)- Đề nghị Trung ương tạo điều kiện, cung cấp phần mềm thi tuyển công chức, viên chức cho địa phương nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn cán bộ đầu vào. Giới thiệu một số Đề án vị trí việc làm có chất lượng mà các cơ quan, địa phương khác đã được Trung ương hỗ trợ hoàn thành để địa phương nghiên cứu, tham khảo kịp thời triển khai thực hiện đạt kết quả.
(6) - Đề nghị Trung ương và Tỉnh uỷ chỉ đạo 5 năm sơ kết một lần để kiểm điểm đánh giá những công việc đã làm được, chưa làm được từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.
KẾT LUẬN
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu về mặt lý thuyết Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố trực thuộc tỉnh rồi sau đó đem vào áp dụng tại địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ. Như vậy, luận văn đã làm rõ
Quan điểm, khái niệm về đề án, các nguyên lý trong xây dựng đề án với mục tiêu và các phương án thực hiện đề án. Luận văn cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đề án.
Đề án trí việc làm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã được trình bày. Các phương án cần được thực hiện đã được chỉ ra với kết quả cần đạt được về mặt thời gian.
Với nội dung phương án của đề án được xây dựng từ 2017, đến thời điểm hiện hành, 7/11 các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã hoàn thành mục tiêu; 4/11 đơn vị còn khoảng 1 năm nữa để hoàn thành việc xắp xếp vị trí việc làm.
Trên cơ sở đánh giá thực hiện mục tiêu đề án, đánh giá các biện pháp thực hiện đề án và đánh giá những điểm đạt được, chưa đạt được của đề án; đề tài cũng đã phân tích các nguyên nhân gây ra kết quả nêu trên.
Trên cơ sở phân tích, dự báo sự phát triển của Thành phố Điện Biên Phủ và xác định vai trò của các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, đề tài cũng đã đề ra các giải pháp hoàn thiện nội dung Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biện Phủ, tỉnh Điện Biên.
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.
2. Ban Bí thư (2013), Quy định số 220-QĐ/TW, ngày 27/12/2013 quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy.
3. Ban Bí thư (2015), Quy định số 282-QĐ/TW, ngày 01/4/2015 quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Ban Bí thư (2017), Quy định số 66-QĐ/TW, ngày 06/02/2017 về thể loại, thẩm quyền ban hành văn bản và thể thức văn bản của Đảng.
5. Ban Chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
6. Ban Tổ chức Thành ủy Điện Biên Phủ (2017), Báo cáo Kết quả công tác năm 2017, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.
7. Ban Tổ chức Trung ương (2016), Hướng dẫn số 04-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. 8. Bộ Chính trị (2015),Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 về tinh giản
biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
9. Bộ Nội vụ (2013), Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.
10. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 11/2014/TT-BNV, ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ về quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.
11. Chính phủ (2012), Nghị định số 41/2012/NĐ-CP, ngày 08/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế vŕ chính sách, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
14. Lê Văn Hải (2016), về “Hoàn thiện Vị trí việc làm tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau đến năm 2020” Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Quốc hội (2008),Luật Cán bộ Công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.
16. Thái Thị Hồng Minh, Xác định vị trí việc làm và những vấn đề đặt ra ở nước ta hiện nay - Văn phòng Chính phủ.
17. Thành ủy Điện Biên Phủ (2017), Báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017; mục tiêu, nhiệm vụ năm 2018.
18. Thành ủy Điện Biên Phủ (2017), Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố.
19. Thành ủy Điện Biên Phủ (2018), Báo cáo Kết quả công tác năm 2018, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.
20. Thành ủy Điện Biên Phủ (2018), Báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018; mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019.
21. Thành ủy Điện Biên Phủ (2019), Báo cáo Kết quả công tác năm 2019, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.
22. Thành ủy Điện Biên Phủ (2019), Báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019; mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020.
23. Thành ủy Điện Biên Phủ (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa VI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025.
của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
25. Tỉnh ủy Điện Biên (2018), Quyết định ban hành tạm thời danh mục, bản mô tả vị trí việc làm công chức ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh; thí điểm bố trí sử dụng, tuyển dụng và quản lý công chức ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh gắn với vị trí việc làm.
26. Trần Thị Yến (2015), về “Hoàn thiện Đề án xác định vị trí việc làm đối với cán bộ phòng, ban trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ” Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
27. Trần Xuân Hiệp (2020), Đề án kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Sơn La.
28. Trịnh Xuân Thắng, Những vấn đề đặt ra khi xác định VTVL trong các CQHC nhà nước - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Khu vực IV.
Xin chào Anh/Chị. Nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cho kiện toànĐề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biên Phủ trong thời gian tới, xin anh/ chị dành chút thời gian đánh giá, góp ý và lưu ý là không có ý kiến đúng hay sai. Mọi ý kiến đều có giá trị. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị.
Câu 1: Đánh giá chung của anh/chị về thực hiện các phương án của Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biên Phủ?
STT Đề án kiện toàn các đơn vị sự nghiệp Rất không tốt Không tốt Trung lập Tốt Rất tốt 1 Phương án sắp xếp tổ chức kiện toàn 2 Phổ biến, tuyên truyền đề án kiện toàn
3 Tổ chức phối hợp thực hiện đề án kiện toàn các đơn vị sự nghiệp 4
Thanh tra, kiểm soát thực hiện đề án kiện toàn
STT Hình thức tuyên truyền Rất tốt Tốt Chưa tốt
1 Tuyên truyền miệng
2 Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng
3 Tuyên truyền qua hình thức trực quan 4 Khác, cụ thể:………..
Câu 3: Đánh giá của Anh/Chị về việc phương án phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai đề án
STT Cơ quan
Đánh giá của Anh/chị Phân công trách
nhiệm từng cơ quan đã hợp lý chưa Sự phối hợp đã chặt chẽ, hợp lý chưa Hợp lý Chưa hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý 1 Văn phòng Thành ủy 2 Ban Tổ chức Thành ủy 3 Ban Tuyên giáo Thành ủy 4 Ban Dân vận Thành ủy 5 UBKT Thành ủy 6 MTTQ Thành phố 7 Hội Phụ nữ Thành phố 8 Hội Nông dân Thành phố 9 Hội Cựu chiến binh Thành phố 10 Đoàn TNCS HCM Thành phố 11 Trung tâm BDCT Thành phố
TT
Phương án thanh tra, đánh giá việc triển khai thực hiện được xây dựng
Đánh giá của Anh/chị Hợp lý Chưa hợp lý 1 Nội dung 2 Hình thức 3 Số lượt