Sơ đồ 2.1: nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát quy trình thanh toán chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Tây Thăng Long (Trang 32 - 42)

chuyển tiền trên cơ sở thực hiện theo điều khoản quy định trong hợp đồng, các văn bản thỏa thuận khác…

(2) Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng nước mình thực hiện chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài theo chỉ dẫn thanh toán người thụ hưởng cung cấp trên hợp đồng, văn bản thỏa thuận…

(3) Ngân hàng chuyển tiền thực hiện báo nợ tài khoản của người yêu cầu chuyển tiền

(4) Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán tới ngân hàng hưởng (5) Ngân hàng hưởng (Có thể là ngân hàng trung gian) thực hiện báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển

(6) Ngân hàng hưởng báo có tài khoản của người thụ hưởng . Đặc điểm của chuyển tiền quốc tế

quốc gia khác nhau và chịu sự chi phối ,điều chỉnh của pháp luật mỗi nước. Chúng có thể nhất quán hoặc đối nghịch nhau. Do tính phức tạp nên các bên tham gia thường chọn các quy phạm pháp luật thống nhất theo thông lệ quốc tế. Những văn bản này tạo ra khung pháp lý bình đẳng cho cả bên mua và bên bán tránh những hiểu lầm và tranh chấp đáng tiếc xảy ra.

-Đồng tiền được dùng trong thanh toán quốc tế có thể là đồng tiền của nước người mua hoặc người bán hoặc nước thứ ba, nhưng thường là đồng tiền được tự do trao đổi. Hiện tại thanh toán chuyển tiền quốc tế ở Việt Nam chủ yếu thanh toán bằng đô la Mỹ và Euro.

-Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong thanh toán chuyển tiền quốc tế là tiếng Anh. Vì thế nó đòi hỏi trình độ chuyên môn, công nghệ mang tầm quốc tế.

2.2.2. Rủi ro trong hoạt động chuyển tiền quốc tế của ngân hàng thương mại

Hoạt động chuyển tiền quốc tế luôn đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó có những rủi ro điển hình:

-Rủi ro cấm vận trong thanh toán quốc tế

+Cấm vận trong thanh toán quốc tế là các biện pháp trừng phạt do một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia áp dụng với cá nhân, tổ chứ, quốc gia khác có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia hoặc khu vực hoặc đã vi phạm luật pháp quốc tế.

+Cấm vận thường được một nước có nhiều tiềm lực, có nhiều ảnh hưởng sử dụng để chống lại một nước khác. Ảnh hưởng của cấm vận tới nền kinh tế phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của nước cấm vận. Các nước nhỏ, cô lập khi bị nước lớn cấm vận sẽ có những khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu và khó hòa nhập với nền kinh tế thế giới.

+Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu EU, OPEC… là những tổ chức/quốc gia có khả năng cấm vận ảnh hưởng tới sự phát triển của các quốc gia bị cấm vận.

Bảng 2.1: Danh sách các quốc gia bị cấm vận STT Tên nước QG Chương trình cấm vận Cấp độ

1 Iran IR OFAC, UN, EU 1

2 Syria SY OFAC, EU 1

3 North Korea (Democratic

People's Republic of) KP OFAC, UN, EU 1

4 Sudan SD OFAC, UN, EU 2

5 Cuba CU OFAC 2

6 Somalia SO OFAC, UN, EU 2

7 Libya LY OFAC, UN, EU 2

8 South Sudan SS UN, EU 2

9 Zimbabwe ZW OFAC, EU 2

10 Iraq IQ OFAC, UN, EU 2

11

Balkans related (Serbia, Albania, Bosnia, Croatia, Macedonia, including Kosovo) BK; RB/MJ; HR; MK; ME OFAC, EU 2 12 Belarus BY OFAC, EU 2

13 Republic of Congo CD OFAC, UN, EU 2

14 Yemen YE OFAC 2

15 Lebanon LB OFAC, UN, EU 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16 Afganistan AF UN, EU 2

17 Republic of Guinea

(Conarky) GN EU 2

18 Eritrea ER UN, EU 2

19 Guinea-Bissau (Republic of) PU EU 2

20 Haiti HA UN, EU 2

21 Central African Republic CF OFAC, EU 2

22 Tunisia TS EU 2

23 Egypt EG EU 2

24 Ukraine UA OFAC 2

25 Russia RU OFAC, EU 2

26 Venezuela VE OFAC 2

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Khi thực hiện thanh toán chuyển tiền quốc tế với quốc gia/tổ chức thuộc danh sách cấm vận, khách hàng và ngân hàng sẽ phải đối mặt với những

rủi ro sau:

Rủi ro đối với khách hàng Rủi ro đối với ngân hàng

1. Phong tỏa tài khoản

2. Dừng giữ tiền

3. Phạt tiền

1. Bị tạm dừng/hủy giao dịch

2. Bị phong tỏa, giữ lại khoản tiền giao dịch

3. Bị phạt tiền

4. Bị đóng tài khoản tại ngân hàng Mỹ

5. Vi phạm quy định pháp luật

6. Nguy cơ tham gia vào các hoạt động tội phạm

7. Ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng -Rủi ro trong rửa tiền và gian lận trong thanh toán quốc tế

+Rửa tiền (tiếng Anh: money laundering) là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là "hợp pháp.

Trong những năm gần đây, số lượng tội phạm tham gia hoạt động rửa tiền tăng lên đáng kể. Theo báo cáo thống kê của cục Phòng chống rửa tiền quốc gia cho thấy hơn 90% tội phạm rửa tiền lựa chọn hình thức thanh toán chuyển tiền quốc tế để chuyển những nguồn thu nhập bất hợp pháp của tổ chức/cá nhân tội phạm ra nước ngoài.

Đứng trước những nguy cơ đó ngân hàng TMCP luôn phải đối mặt với những rủi ro:

+Tham gia vào các hoạt động của tội phạm +Vi phạm các quy định pháp luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Đánh mất hình ảnh và lòng tin của khách hàng -Rủi ro trong lừa đảo thay đổi chỉ thị thanh toán

Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc ký kết hợp đồng thương mại của các tổ chức thường được thực hiện qua fax, email. Khi đó, tội phạm chiếm quyền kiểm soát email và giả làm đối tác để

lừa đảo, thay đổi chỉ thị thanh toán để chiếm đoạt tiền thanh toán hợp đồng hoặc tạo địa chỉ email giả gần giống với email của người xuất khẩu để trao đổi phụ lục hợp đồng trong đó thay đổi địa chỉ thanh toán. Cụ thể như:

+Chỉ dẫn thanh toán cho một bên thứ 3 khác hẳn với người xuất khẩu +Chỉ dẫn thanh toán cho người hưởng gần giống tên người xuất khẩu nhưng có tài khoản mở tại một ngân hàng ở quốc gia khác với quốc gia của người xuất khẩu

+Thanh toán cho đúng tên người xuất khẩu nhưng có tài khoản mở tại một ngân hàng ở quốc gia khác với quốc gia người xuất khẩu

Đứng trước nguy cơ về việc tội phạm lợi dụng kẽ hở trong việc ký kết hợp đồng qua fax, email khách hàng và ngân hàng luôn đương đầu với những rủi ro tiềm ẩn:

Rủi ro đối với khách hàng Rủi ro đối với ngân hàng 1. Khách hàng mất tiền nhưng không

nhận được hàng

2. Khách hàng nhận được hàng nhưng không đúng theo quy định trên hợp đồng

1. Thanh toán bằng nguồn tiền tín dụng

2. Ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng

2.2.3 Những quy định về chuyển tiền quốc tế trong ngân hàng thương mại

Hoạt động thanh toán chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam chịu sự chi phối của các văn bản quy phạm pháp luật:

-Pháp lệnh 06/2013/UBTVQH 13 ngày 18/03/2013 sửa đổ, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối

- Nghị định 70/2014 /NĐ-CP ngày 17/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lênh ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối.

-Các quy định ngân hàng nhà nước ban hành riêng trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt như Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 31/12/2014 có hiệu lực thi hành từ 01/03/2015 thay thế cho

các quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 về ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002 về quy trình thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

-Nghị định 116/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một sốđiều luật phòng, chống rửa tiền

2.3. Đánh giá kiểm soát nội bộ quy trình chuyển tiền quốc tế trong ngân hàng thương mại

2.3.1. Mục đíchcủa kiểm soát quy trình chuyển tiền quốc tế trong NHTM

Quy trình chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng thương mại hiện nay được xây dựng dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và các thông lệ quốc tế. Kiểm soát quy trình chuyển tiền quốc tế hướng tới ngăn ngừa, phát hiện những nguy cơcó thể xảy ra gây tổn hại tới lợi ích của ngân hàng và sửa chữa những sai phạm ảnh hưởng tới mục đích chung: Hạn chế rủi ro và tăng trưởng lợi nhuận.

Cụ thể KSNB quy trình chuyển tiền quốc tế hướng tới thực hiện ngăn chặn những nguy cơ sau:

- Ngăn chặn những hoạt động liên quan tới rửa tiền, tài trợ khủng bố... - Ngăn chặn rủi ro trong thanh toán liên quan tới nước cấm vận

- Nhận diện những thay đổi trong thanh toán quốc tế

- Cảnh báo, nhận diện rủi ro trong hoạt động thanh toán ứng trước: Thanh toán nhưng không nhận được hàng hoặc nhận hàng không đúng theo số lượng, chất lượng trên hợp đồng...

- Tính tuân thủ của cán bộ, hạn chế gian lận cấu kết của cá nhân để chuộc lợi cho bản thân...

2.3.2. Cơ sở đánh giá kiểm soát nội bộ quy trình chuyển tiền quốc tế

Để đánh giá thực trạng kiểm soát quy trình chuyển tiền quốc tế tác giả đánh giá dựa trên hai khía cạnh: Thiết kế thủ tục kiểm soát và đánh giá thực hiện thủ tục kiểm soát

2.3.2.1 Đánh giá thiết kế thủ tục kiểm soát trong quy trình chuyển tiền quốc tế

•Để đánh giá thiết kế kiểm soát của quy trình có các nguyên tắc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên tắc chung: căn cứ theo mục tiêu của kiểm soát quy trình chuyển tiền quốc tế là: ngăn ngừa, phát hiện sai phạm và hạn chế rủi ro; thiết kế kiểm soát có đảm bảo:Thủ tục kiểm soát then chốt đã ngăn chặn được những rủi ro dự kiến hay không? Thiết kế kiểm soát đã đảm bảo để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực khi có rủi ro xảy ra?

- Đánh giá cụ thể: Căn cứ theo mỗi đặc tính của thủ tục kiểm soát:kiểm soát phải tập trung;kiểm soát phải cụ thể; kiểm soát vật chất; kiểm soát phải đảm bảo tính kinh tế; kiểm soát phải toàn diện...từ đó đánh giá thiết kế kiểm soát đã thực sự phù hợp hay chưa. Đưa ra kết luận về những thiếu sót kiểm soát: rủi ro có thể xảy ra nhưng không có thủ tục kiểm soát ngăn chặn.

• Phương pháp đánh giá thiết kế thủ tục kiểm soát

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thiết kế quy trình bao gồm:

(i) Quy trình đã đảm bảo nguyên tắc phân tách trách nhiệm, quyền hạn cá nhân khi tham gia quy trình... hay không?

(ii) Các biện pháp kiểm soát đã được thể thiện bằng văn bản, chứng từ giao dịch...hay không?

(iii) Kiểm soát có thực sự phù hợp với các yếu tố của dữ liệu hay không? (iv) Quy trình có đảm bảo sự tham gia của tối thiểu 02 người tham gia? (v)Hoạt động kiểm soát có dấu vết kiểm soát được lưu lại trên chứng từ hoặc hệ thống?

(vi) Trách nhiệm kiểm soát của từng đơn vị, cá nhân từng cấp quản lú trong quy trình dã được quy định rõ ràng hay chưa?

-Tần suất thực hiện, phương pháp thực hiện: Thực hiện vào đầu năm bằng việc tạo khảo sát gửi tới toàn thể cán bộ nhân viên có tham gia vào quy trình chuyển tiền quốc tế thông qua hệ thống email nội bộ hoặc phỏng vấn trực tiếp.

2.3.2.2. Đánh giá thực hiện thủ tục kiểm soát trong quá trình chuyển tiền quốc tế

Để đánh giá thực hiện thủ tục kiểm soát thực hiện quy trình chuyển tiền quốc tế có nhưng nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc chung: Căn cứ theo quy trình và thực tiễn áp dụng quy trình trong chuyển tiền quốc tế đánh giá các thủ tục kiểm soát có hoạt động như thiết kế không?

- Đánh giá cụ thể: Đối với hoạt động chuyển tiền quốc tế thực trạng thủ tục kiểm soát có được thực hiện không? Có thực hiện đủ không? Có thực hiện liên tục không?

Từ những đánh giá trên đưa ra kết luận về hiệu lực kiểm soát nội bộ: Thủ tục kiểm soát có được thực hiện như thiết kế không?

Kết luận chương 2

và hoạt động thanh toán chuyển tiền quốc tế. Mở đầu chương là khái quát về kiểm soát nội bộ: bản chất của kiểm soát nội bộ, phân loại kiểm soát và trình bày mối quan hệ giữa kiểm soát quy trình với kiểm soát quản lý và kiểm soát chiến lược trong ngân hàng. Tiếp theo đó tác giả tình bày những đặc điểm cơ bản của hoạt động chuyển tiền quốc tế và những rủi ro tiềm ẩn trong họat động này. Bên cạnh đó chương 2 còn trình bày cơ sở đánh giá thực trạng kiểm soát quy trình thanh toán chuyển tiền quốc tế: Đánh giá về thiết kế thủ tục kiểm soát; đánh giá thực hiện thủ tục kiểm soát.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH TÂY THĂNG LONG

3.1. Đặc điểm hoạt động của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

3.1.1. Tổ chức quản lý của ngân hàng TMCP Công thương việt nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Tên giao dịch ban đầu là IncomBank. VietinBank hiện có 1 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm trải rộng toàn quốc.

Hiện nay VietinBank có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của VietinBank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát quy trình thanh toán chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Tây Thăng Long (Trang 32 - 42)