Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 56 - 60)

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dư nợ cho vay

KHDN, Trong đó Tỷ đồng 6,039 7,22 8 7,61 6 7,89 2 7,01 8 Doanh nghiệp bán buôn Tỷ đồng 5,210 6,78 3 6,95 5 7,38 0 6,72 8 SMEs Tỷ đồng 829 445 661 512 290 Tốc độ tăng trưởng % 8% 8% 5,3% 3.6% 1%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanhVCB – chi nhánh Thanh Xuân năm 2015 - 2019

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ Ngân hàng khác, cho vay KHDN cũng tăng trưởng hàng năm. Năm 2018 dư nợ KHDN đạt 7.892 tỷ đồng (tăng 3.6% so với năm 2017), năm 2019, chi nhánh tập trung cơ cấu lại danh mục khách hàng, giảm dần dư nợ đối với các khách hàng nghiệp vụ kinh doanh yếu kém, tình hình tài chính, năng lực quản trị rủi ro không lành mạnh, tài sản đảm bảo giá trị thấp, ngành hàng nhiều biến động. Tập trung đẩy mạnh phát triển cho vay khách hàng thể nhânkhách hàng có tỷ lệ tài sản đảm bảo cao theo chủ trương “Mua buôn – bán lẻ”, từ đó dư nợ cho vay KHDN của chi nhánh được điều chỉnh giảm với mức giảm 11% so với năm 2018 ở mức 7.018 tỷ đồng.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.6: Biến động dư nợ cho vay KHDN giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanhVCB – chi nhánh Thanh Xuân năm 2015 - 2019

Dư nợ khách hàng SMEs chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ

KHDN và có xu hướng giảm dần qua các năm. Tại cuối năm 2019, dư nợ SME sụt giảm về mức 290 tỷ đồng, giảm 43,4% so với năm 2018 và 65% so với thời điểm cuối năm 2015 với mức giảm tuyệt đối 539 tỷ đồng. Có 2 nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm, cụ thể như sau: - Trong năm 2019, chi nhánh thực hiện rà soát danh mục khách hàng, qua

đó rút giảm quyết liệt dư nợ của nhóm khách hàng SMEs hoạt động còn nhiều rủi ro.

- Hàng năm, VCB thực hiện rà soát các doanh nghiệp SMEs sau khi đáp ứng đủ tiêu chí định danh KHBB sẽ thực hiện chuyển định danh khách hàng từ khách hàng SMEs sang KHBB.

Phần dư nợ tăng trưởng mới trong năm không đủ để bù đắp quy mô rút giảm, quy mô dư nợ tín dụng của khối khách hàng SMEs tại cuối mỗi năm có xu hướng giảm.

Dư nợ KHDN bán buôn: Dư nợ KHDN doanh nghiệp bán buôn

chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ KHDN tại chi nhánh và có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2015 – 2018. Tại cuối năm 2019, dư nợ KHBB đạt 6.728 tỷ đồng, chiếm 95,9% tổng dư nợ KHDN, giảm 8,8% so với thời điểm 31/12/2018 với mức giảm tuyệt đối 652 tỷ đồng. Nguyên nhân do:

- Từ tháng 5/2019, chi nhánh thực hiện rà soát danh mục khách hàng, rút giảm dư nợ/hạn mức tín dụng đối với một số KHBB. Theo thống kê tại 31/12/2019, chi nhánh đã rút giảm được 30 khách hàng với tổng dư nợ rút giảm được ~500 tỷ đồng. Các khách hàng thuộc danh mục rút giảm chủ yếu là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thức sản xuất/thương mại thức ăn chăn nuôi, thương mại thép, vật tư nông sản, hàng hóa tiêu dùng. Đây chủ yếu là các đơn vị kinh doanh thương mại, sự dụng đòn bẩy tài chính cao, chịu nhiều rủi ro biến động giá cả do thị trường, đồng thời tài sản bảo đảm ở mức thấp hoặc chủ yếu là máy móc thiết bị có giá trị thanh khoản không cao.

- Cũng trong năm 2019, chi nhánh thực hiện đánh giá lại hoạt động cho vay đối với các công ty chứng khoán. Đây là các đơn vị vay vốn với mục đích kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu, tài sản bảo đảm đầy đủ là các hợp đồng tiền gửi tại các TCTD có tính thanh khoản cao, tuy nhiên NIM cho vay thấp và mức độ phụ thuộc tín dụng của chi nhánh là tương đối lớn. Do đó chi nhánh cũng từng bước rút giảm một phần dư nợ với đối tượng khách hàng này nhằm cơ cấu lại danh mục tài sản, giảm bớt sự phụ thuộc về quy mô tín dụng.

Nhìn chung, công tác tín dụng tại chi nhánh có sự tăng trưởng khá. Quy mô tín dụng cao so với bình quân hệ thống và các địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên dư nợ tập trung lớn vào một số khách hàng. Chỉ riêng 10 khách hàng bán buôn dư nợ bình quân lớn nhất đã chiếm tới 55,7% tổng dư nợ bình quân, trong đó chỉ riêng dư nợ với các công ty chứng khoán đã chiếm tới 28,4% tổng dư nợ toàn chi nhánh.

2.2.2.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN trong tổng dư nợ

Bảng 2.6. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN trong tổng dư nợgiai đoạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 56 - 60)