Mục đích của trợ tinh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG mía, BÁNH kẹo đ ề tài nấu ĐƯỜNG và TRỢ TINH (Trang 35)

- Tổn thất đường trong mật cuối chiếm khoảng 70% tổng tổn thất của toàn nhà máy. Vì vậy cần tìm mọi biện pháp giảm tổn thất đó nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi đường.

- Đối với đường non C không thể kết thúc quá trình kết tinh trong nồi nấu vì độ nhớt. Muốn lấy được nhiều đường từ đường non cần thời gian dài và như vậy có thể xảy ra hiện tượng caramen hóa và hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy sau khi nấu đến nồng độ chất khô 98 - 99%, cần cho đường non vào thiết bị trợ tinh để kết tinh thêm, đồng thời làm cho đường non thích ứng với điều kiện ly tâm. Đó chính là mục đích chung của trợ tinh.

- Trong quá trình nấu đường giai đoạn cuối của một nồi đường tinh thể, tuy đã lớn lên nhất định nhưng đường non trong mẫu dịch còn nhiều, do điều kiện chân không, thiết bị, độ thuần khiết của đường non thấp độ nhớt càng tăng nên nấu tiếp tục ở nồi nấu thì tốc độ kết tinh sẽ rất chậm, thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến màu sắc thành phẩm. Để cho tinh thể đường được hoàn chỉnh hơn và để cho tinh thể có khả năng tiếp tục hấp thụ thành phần đường còn trong mẫu dịch, giảm tổn thất đường theo mật cần tiếp tục nấu đường ở một giai đoạn bộ phận khác là trợ tinh.

- Trợ tinh còn có tác dụng làm cho đường non thích hợp với quá trình phân mật (điều khiển độ nhớt và nhiệt độ của đường non).

- Trợ tinh có tác dụng như thùng trữ đường non trước phân ly (đối với đường non A, đường non B tác dụng này là chủ yếu).

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG mía, BÁNH kẹo đ ề tài nấu ĐƯỜNG và TRỢ TINH (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w