Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng án lệ 03/2016/AL

Một phần của tài liệu tiểu luận THỰC TIỄN án lệ VIỆT NAM về CHIA tài sản GIỮA vợ và CHỒNG KHI LY hôn (Trang 33 - 35)

28 Điều 14 Luật NHGĐ 1986 “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về

2.1.2.4.Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng án lệ 03/2016/AL

Bản án 15/2019/HNGĐ-PT ngày 31/07/2019 về ly hôn, tranh chấp tài sản chung khi ly hôn (thuvienphapluat.vn)

Quan phân tích một số bản án áp dụng án lệ 03/2016/AL như đã trình bày chi tiết ở trên. Chúng ta có thể thấy các bản án nêu trên đều đã vận dụng chính xác nộidung án lệ 03/2016/AL , cụ thể là nội dung “Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất”

Tuy xác định trong trường hợp như trên, vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất, nghĩa là quyền sử dụng đất được xem là tài sản chung của vợ chồng. Nhưng khi phân chia tài sản, tòa án có thể xem xét nguồn gốc của tài sản và chia cho người vợ/chồng nào là con ruột của người tặng cho đất phần tài sản nhiều hơn. Theo đánh giá của Nhóm tác giả, cách giải quyết và vận dụng này của các Tòa án là hợp tình hợp lý. Xét về tình thì khi bố mẹ tặng cho tài sản cho các con, đa phần sâu thẳm trong lòng họ tặng cho con ruột của chính mình, con dâu/con rể không phải là đối tượng chính mà người tặng cho muốn hướng tới, Đa phần, họ tặng/cho con dâu, con rể với “điều kiện ngầm”, và với mong muốn là vợ chồng người con sống với nhau hạnh phúc, không phải với mục đích khi ly hôn thì người con dâu/con rể được hướng phần tài sản đó.

2.2. Vấn đề về chia tài sản chung của vợ, chồng là phần vốn góp trong

Công ty (Dự thảo án lệ số 21)

Vấn đề về chia tài sản chung của vợ, chồng là phần vốn góp trong Công ty TNHH đang hoạt động bình thường. Ở đây nhóm nghiên cứu đã tham khảo nguồn là “Dự thảo án lệ số 21” của TAND tối cao công bố trên Trang tin điện tử về án lệ.

Theo đó, ngày 12/02/2012, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định Giám đốc thẩm số 02/2012/DS-GĐT về vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình tại thành phố Hải Phòng giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Thanh N và bị đơn là anh Đặng Ngọc K, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Chu Thị H và Nguyễn Ngọc Phượng L

34 4

Trong vụ án này, trong thời kỳ hôn nhân, 2 vợ chồng chị Hằng N và anh K cùng nhau thành lập một công ty TNHH, công ty này đang hoạt động bình thường với vai trò một người là giám đốc, một người là thành viên, nhưng sau ly hôn thì một ngườikhông muốn là thành viên của công ty nữa mà yêu cầu chia tài sản của mình trong

công ty.

Giải pháp pháp lý xảy ra: Tòa phải xác định người được quản lý, điều hành công ty thì phải thanh toán phần giá trị tài sản của người kia trong công ty mà không được dùng tài sản của công ty để chia.

Nội dung của án lệ nêu trên: Theo các tài liệu công bố, “Công ty ĐL do anh K làm giám đốc có cả chị N là thành viên của Công ty. Công ty đang hoạt động nên khi giải quyết vụ án, không được ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty; nếu chị N không tham gia Công ty mà giao toàn bộ Công ty ĐL cho anh K, thì cũng không thể lấy tài sản của Công ty để chia cho chị N như Toà án các cấp đã giải quyết, mà chị N chỉ được hưởng chênh lệch trị giá tài sản của Công ty. Toà án yêu cầu chị N, anh K xem xét, đối chiếu thống nhất các tài sản của Công ty để giải quyết theo quy định của pháp luật.”. Điều này sẽ giải quyết được mục đích giữ gìn và phát triển ổn định của một doanh nghiệp, tránh được việc phá sản công ty sau ly hôn.

Một phần của tài liệu tiểu luận THỰC TIỄN án lệ VIỆT NAM về CHIA tài sản GIỮA vợ và CHỒNG KHI LY hôn (Trang 33 - 35)