Các vấn đề về chia tài sản chưa có án lệ

Một phần của tài liệu tiểu luận THỰC TIỄN án lệ VIỆT NAM về CHIA tài sản GIỮA vợ và CHỒNG KHI LY hôn (Trang 35 - 40)

28 Điều 14 Luật NHGĐ 1986 “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về

2.3. Các vấn đề về chia tài sản chưa có án lệ

Hiện nay, hầu hết các vụ án ly hôn liên quan đến phân chia tài sản chung đều xảy ra tranh chấp, các bên không thỏa thuận được nên khởi kiện yêu cầu Tòa án thụ lý. Qua thực tiễn cho thấy tranh chấp chia tài sản chung khi ly hôn, nhận thấy, xung quanh nội dung này còn có nhiều vấn đề liên quan, cần đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng vụ án, đồng thời, tăng tính thuyết phục trong quá trình tham gia giải quyết vụ án.

Khi ly hôn, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng được đặt ra như một tất yếu vì ly hôn làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, chấm dứt cơ sở hình thành, phát triển của khối tài sản chung. Sẽ rất dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí nếu các bên có thể tự thỏa thuận được với nhau để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số các trường hợp về phân chia tài sản chung đều xảy ra tranh chấp, các bên không thỏa thuận được nên khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là tài sản chung chia đôi có tính đến các yếu tố như được quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm

2014.

36 6

Qua thực tế xã hội hiện nay nhận thấy xã hội càng phát triển thì việc tranh chấp chia tài sản chung khi ly hôn là một nội dung càng phức tạp trong hầu hết các vụ án“Ly hôn”, đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp của Tòa án nhân dân như: thu thập chứng cứ một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện thì mới có thể giải quyết vụ án được chính xác, đặc biệt là các vụ án ly hôn có tài sản tranh chấp liên quan đến bất động sản, nợ ngân hàng, tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không thể xác định được. Khi giải quyết loại vụ việc này, các sai phạm của Tòa án chủ yếu liên quan đến vấn đề phân chia tỷ lệ tài sản chung, nguồn gốc hình thành, công sức đóng góp vào tài sản chung, ngoài ra, còn có các sai phạm liên quan đến xác định án phí khi phân chia tài sản chung, xác định những thành phần người tham gia tố tụng có liên quan để đưa vào giải quyết trong vụ án, vi phạm về thời hạn gửi Bản án, quyết định,.... Khó khăn lớn nhất trong phân chia tài sản chung khi ly hôn là việc vận dụng các nguyên tắc chia tài sản chung sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo được quyền, lợi ích của vợ chồng và những người có liên quan. Việc đánh giá và quy đổi một vấn đề trừu tượng như công sức đóng góp thành một khối lượng tài sản cụ thể là hết sức khó khăn, còn phụ thuộc vào sự đánh giá, nhận thức pháp luật của Hội đồng xét xử.

Có thể nói, nguyên nhân dẫn tới những khó khăn, vướng mắc như trên, là do các quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.

2.4. Các kiến nghị

Từ đánh giá nêu trên nhóm tác giả xin đề xuất, kiến nghị một số giải pháp trong giải quyết tranh chấp chia tài sản chung khi ly hôn như sau:

Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Các cơ quan chuyên môn cần cao kịp thời có văn bản hướng dẫn, áp dụng thống nhất pháp luật, tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình; hướng dẫn cụ thể hơn về cách đánh giá công sức đóng góp của vợ, chồng

vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Việc có hướng dẫn chính thức từ phía cơ quan xét xử về các vấn đề trên sẽ giúp cho Tòa án các cấp có hướng giải quyết đúng đắn, thống nhất đối với các yêu cầu chia tài sản chung, đặc biệt là trường hợp vợ chồng yêu cầu chia tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất chung của gia đình.

học hỏi, bổ sung các kinh nghiệm và kiến thức.

38 8

Thứ ba, nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật và cập nhật thường xuyên các án lệ để đảm bảo trong công tác xét xử được công bằng và văn minh.

Ngoài ra, nên có án lệ về công sức đóng góp của vợ chồng khi chung sống với cha, mẹ cũng như tài sản riêng cha mẹ, ông bà cho mà xác định nhập hay không nhập vào tài sản chung của vợ chồng.

Xã hội càng phát triển, các mối quan hệ càng phức tap hơn, trong đó có cả quan hệ hôn nhân và gia đình. Càng ngày việc ly hôn diễn ra càng nhiều, và việc yêu cầu Toà án giải quyết về phân chia tài sản chung của vợ chồng cũng ngày một gia tăng. Từ yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi ngày càng cao tính rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ củacác quy định pháp luật cũng như chất lượng áp dụng trong quy trình giải quyết các vụ án của Toà án phải triệt để hơn.

Việc áp dụng các án lệ trong giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đã kịp thời giải quyết các quan hệ xã hội pháp luật, mang tính thực tiễn cao và mềm dẻo, linh hoạt. Tuy vậy, quá trình nghiên cứu thực tiễn án lệ về chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn, tác giả cũng đã đưa ra những vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật, từ đó xác định được nhu cầu hoàn thiện pháp luật, tìm ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật trong việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là tất yếu khách quan xuất phát từ những hạn chế và bất cập. Mặt khác hoàn thiện quy định pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cũng là yêu cầu của xã hội, phù hợp với đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Số lượng án lệ luôn tăng đều qua các năm, tuy vậy nó không mang tính hệ thống và không mang tính ổn định do luật pháp mang tính ổn định tương đối trong khi các quan hệ xã hội luôn vận động và phát triển. Để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ, việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về nội dung cũng như hoàn thiện việc tổ chức thực hiện pháp luật. Những giải pháp này giúp tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn giải quyết, góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Một phần của tài liệu tiểu luận THỰC TIỄN án lệ VIỆT NAM về CHIA tài sản GIỮA vợ và CHỒNG KHI LY hôn (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w