6. Kết cấu của luận án
3.1.3. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 199 3– 2004
Giai đoạn 1993 đến 1996 nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng từ năm 1997, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu á 1997 - 1999 nên tốc độ tăng trưởng giảm dần (năm 1999 chỉ còn 4,9%). Từ năm 2000 tốc độ phát triển kinh tế bắt đầu tăng, các năm sau đều tăng hơn năm trước, bình quân trên 7% (GDP năm 2001: 6,9%; 2002: 7,08%; 2003: 7,43%; 2004: 7,8%). Kinh tế vĩ mô tương đối ồn định, các mối quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế dần được cải thiện. Về giá cả tiêu dùng tuy có tăng, riêng năm 2004 tăng 9,5% nhưng không gây sáo trộn lớn trên thị trường…
Trước tình hình nói trên, để tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương, ngày 4/11/2003 Quốc hội khoá XI ra Nghị quyết số 17/2003/QH11 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2004 và ngày 16/11/2003 Quốc Hội khoá XI ra Nghị quyết số 19/2003/QH 11 về nhiệm vụ năm 2004. Căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội Chính phủ đã trình Thường vụ Quốc hội về chế độ tiền lương năm 2004 đối với các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước và thực hiện từ 1/10/2000.
Nội dung cơ bản của của chế độ tiền lương tháng 10/2004 gồm các nội dung sau: - Điều chỉnh mức lương tối thiểu theo Nghị định số 203/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 (290000 đ/tháng)
- Điều chỉnh quan theo hướng tăng khoảng giãn cách: Tối thiểu - Tối đa 1 - 13
- Điều chỉnh lại hệ số tiền lương các bậc lương trong các thang lương, bảng lương của các ngạch theo bội số mới
- Điều chỉnh lại phụ cấp chức vụ lãnh đạo và chế độ phụ cấp lương.