Không gian kỳ ảo

Một phần của tài liệu Luận văn: Bút pháp kỳ ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer ppsx (Trang 31 - 43)

Để có thể hiểu rõ được không gian kỳ ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer thì trước hết ta cần phải làm rõ không gian nghệ thuật là gì?

Theo Trần Đình Sử thì “không gian nghệ thuật là mô hình thời gian độc đáo có tính chủ quan và mang ý nghĩa tưởng tưởng cho tác giả. Nó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, là mô hình thời gian của tác giả cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian” [9,tr107-109].

Nói đến không gian nghệ thuật, Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chủ thể của nó, có tác dụng mô hình hóa các mối quan hệ của bức tranh thế giới như: thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự… Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội trị của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học”

Từ đó, ta có thể thấy rằng, không gian nghệ thuật được tác giả sử dụng nhằm mục đíc tạo bối cảnh hoạt động cho nhân vật, cũng như dung chứa các sự kiện liên quan đến nhân vật, và không gian kỳ ảo cũng không muốn nằm ngoài mục đích này, đó là những không gian không có thực, do tác giả hình dung ra, tưởng tượng ra để vừa làm tăng tính kỳ ảo, ly kỳ, hấp dẫn cho cốt truyện, vừa tạo dựng không gian cho các sự kiện kỳ ảo diễn ra, cho các nhận vật hoạt động. Tuy nhiên mỗi tác giả sẽ có một cách xây dựng không gian kỳ ảo riêng cho các nhân vật của mình. Ví như không gian kỳ ảo đầy đủ các tầng, các chiều, các cõi trần, cõi tiên, cõi âm, cõi thủy chung,… và khoảng cách giữa các không gian này dường như bị xóa nhòa đi do bút pháp truyền kỳ kết hợp cả yếu tố siêu thực và hiện thực, được vận dụng gần như tuyệt đối để các nhân vật hiện thực thường lạc và một không gian hoàn toàn kỳ ảo, hoàn toàn nằm ngoài sự hình dung của con người. Sự vận động của cốt truyện và hoạt động của nhân vật chủ yếu diễn ra ở không gian kỳ ảo này.

Đối với truyện ngắn của Washington Irving thì hoàn toàn ngượi lại, rất hiếm khi tác giả mô tả những không gian của cõi âm, cõi tiên, cõi thủy cung,… mà thay vào đó là những không gian rất thực, cụ thể. Như chính ông đã từng nói về mục đích của các truyện ngắn của mình đó là “sự trình bày chân thực những cảnh vật, trong cuộc sống bình thường được tô điểm thêm những nét hài hước”.

Còn Stephenie Meyer đã thổi vào văn chương của mình tinh hoa của một tác giả siêu thực, huyền bí, khác thường… Do vậy, tiếp xúc với tiểu thuyết của Stephenie Meyer người đọc như lạc vào một thế giới với vô vàn những điều kỳ ảo trong tác phẩm.

Bằng ngôn từ mượt mà, những hình ảnh sinh động đầy trực cảm, nhà văn đã xây dựng một không gian nghệ thuật qua lăng kính của sự kỳ bí, ảo ảnh. Không gian có vẻ như thực, vừa hư hư như trong giấc mơ, thường tạo nên vẻ đẹp kỳ lạ, đầy bí ẩn. Qua không gian kỳ ảo đó, cuộc sồn thực tại muôn màu, đa chiều trở nên đẹp đẽ hơn, biểu hiện rõ tâm hồn con người. Không gian đó giúp nhà văn mở ra một thực tại và hư vô, nhạt nhòa cứ nhập nhằng đan xen vào nhau. Thế giới ấy có thực tồn tại trong trò chơi phản chiếu rồi chợt tan biến trong khoảnh khắc, chỉ còn đọng lại trong tâm trí người đọc, có khi không gian đó phản chiếu cái đẹp lung linh, đa sắc, giản dị nhưng cũng mong manh hư ảo.

Không gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Stephenie Meyer đó là những không gian rất gần với một hiện thực đời thường, chỉ khác là tác giả đã thổi vào nó một chút ít màu sắc kỳ ảo mà thôi. Ở đó các nhân vật đối mặt với cái kỳ ảo, đó chính là những kiểu không gian tạo ấn tượng kiểu kỳ ảo của đời thường. Đó là nội dung không thể tách ra khỏi dòng chảy hiện thực. Vì vậy, ấn tượng không gian mờ ảo, cái nhìn mơ hồ dẫn đến chổ “hoài nghi, do dự”, con người tồn tại giữa một thế giới thực mà như lang thang đâu đó giữa không gian phi thực.

Tiếp xúc với tiểu thuyết Trăng non, người đọc nhận thấy các biểu tượng không gian giàu sức ám ảnh, khu rừng, cánh đồng, căn nhà … chính không gian này sẽ hé lộ bí ẩn của những tâm hồn, mở ra cánh cửa vô tận của những ảo ảnh, giấc mơ, hiện thực thứ hai mà không phải lúc nào con người cũng nắm bắt được. Không gian đó có thể xuất hiện trong mộng ảo, cũng có khi không gian tồn tại trong cuộc

đời thực mà nhân vật đang sống và bản thân nó vẫn chứa đựng nhiều yếu tố mơ hồ. Không gian đó là cái phong nền để các nhân vật hoạt động, và chính không gian đó làm nảy sinh những yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm.

Đọc Trăng non ta bắt gặp một không gian cánh đồng đầy lung linh kỳ ảo, nơi mà Bella và Edward đã từng đến và có biết bao kỷ niệm đẹp. “Nơi đó chỉ thuộc về anh, chứ không là ai khác … một nơi thần tiên, tràn ngập ánh sáng. Đây chính là cánh đồng cỏ tươi đẹp …, một cánh đồng cỏ sáng ngời ánh mặt trời lấp lánh, phản chiếu thành muôn vàn màu sắc trên làn da của anh [8,tr255-256]. Chính không gian này, sau này đã ám ảnh Bella và nhiều lần xuất hiện trong giấc mơ của cô”. Là cuốn tiểu thuyết viết về ma-cà-rồng, nên không gian gia đình của các ma-cà- rồng là một không gian không thể thiếu được trong tác phẩm Trăng non. Trong kiểu không gian này chúng ta dễ dàng nhận ra không gian của gia đình Cullen, đó là ngôi nhà mà họ sống, “một căn biệt thự trắng toát nằm biệt lập với thế giới bên ngoài, giữa một khu rừng sâu hun hút, bên cạnh một con sông hiền hòa [8,tr32]. Đó là một không gian ấm áp tràn đầy tình thương yêu. Ngoài gia đình Cullen, ta còn bắt gặp không gian sang trọng, lộng lẫy của gia đình Volturi, “một gia đình lâu đời rất có thế lực… giống như hoàng tộc vậy, và rằng không nên chọc giận họ, trừ khi muốn chết” [14,tr564].

Thế nhưng để đến được với không gian này phải đi qua không gian của những con đường hầm nhỏ hẹp, tối tăm và ẩm ướt, một không gian xám xịt, mờ mịt, “không rõ ánh sáng đến từ nơi nào mà đường hầm này không hề tối ten theo tự nhiêu. Đường ống thấp tè và có hình vòng cung, mấy giọt nước từ trên trền nhỏ xuống lớp đá xám ngoét giống như đang rỉ mực” [8,tr607].

Tạo dựng các kiểu không gian trên, tác giả đã miêu tả đầy đủ và trọn vẹn danh sách đa dạng của những ma-cà-rồng trong thế giới riêng của mình. Điều này giúp cho độc giả có cái nhìn đánh giá đa chiều hơn khi tiếp cận cuốn tiểu thuyết này. Từ các dạng biểu hiện trên, chúng ta dể dàng nhận thấy không gian ma-cà-rồng có đầy đủ những mặt biểu hiện và tính chất của không gian hiện thực. Điều này có nghĩa là không gian trong Trăng non, chính là sự mô phỏng, sự khúc xạ lại không gian thực của con người. Đặc điểm khác biệt duy nhất là kiểu không gian này được xây dựng sao cho phù hợp với cuộc sống của ma-cà-rồng mà thôi.

Bên cạnh không gian vừa hư vừa thực chứa đựng nhiều yếu tố kỳ lạ, thì trong Trăng non ta còn thấy sự xuất hiện của không gian mộng ảo. Đó là kiểu không gian chỉ xuất hiện trong các giấc mơ của nhân vật. Vì vậy đặc trưng truyền thống của không gian mộng ảo chính là sự mơ hồ, nhạt nhòa, sự ám ảnh và gây cảm xúc mạnh. Trong cuốn tiểu thuyết này Bella là nhân vật nằm mơ nhiều nhất. Tuy là mơ nhưng bao giờ nhưcng sự kiện trong giấc mơ càng ám ảnh và đôi khi trở thành một phần cuộc sống của nhân vật Bella. Bối cảnh không gian của những giấc mơ của Bella thường đa dạng, tuy nhiên cũng cũng có khi giống nhau. Nhưng nhìn chung, mỗi lần xuất hiện tron giấc mơ, không gian lại ít nhiều khác nhau và mang đến những điều kỳ lạ, tôi chắc chắn tới chin mươi chin phết chin phần trăm là tôi đang mơ. Và đây là những lý do khiến tôi dám đoán quyết về điều đó, thứ nhất tôi đang đứng giữa một biển nắng chói chang rực rở, một hiện tượng chưa bao giờ xẩy ra ở thị trấn Forks tiểu bang Washington , quan hệ mới của tôi,…” [8,tr14].

Đặc biệt từ sau khi Edward nói lời chia tay, những giấc mơ liên tục đến với Bella, và thường những giấc mơ đó là ác mộng, trong mơ cô thường lần tìm về những nơi cô có những kỷ niệm mà hai người đã đi qua. “Tất cả chỉ là một mê cung bất tận của hằng hà sa số những cây phủ đầy rêu, không gian im ắng, não nề đến mức hóa thành một thứ áp lực khó chịu ép vào hai thái dương. Trời mờ tôi, hệt như lúc

chạng vạng của một ngày đầy mây, chút ít ánh sáng còn lại cũng chẳng đủ sức soi rõ một thứ gì. Trong khung cảnh u ám đó, tôi nhỏ bé đang vội vã, loanh quanh không tìm được lối ra…” [8,tr160]. Và những lần sau Bella mơ, cũng có thể là không gian này nhưng nó đã đổi khác nhưng nhìn chung đó là những không gian âm u, tối tăm, mơ hồ không xác định được.

Không gian mộng ảo tuy xuất hiện trong mơ nhưng nhiều khi lại gần với hiện thực. Tất cả không gian đó đều rất mơ hồ: từ không gian khu rừng đến những con đường hầm tối tăm, ẩm ướt… Người đọc và ngay cả bản thân nhân vật cũng không xác định được vị trí tồn tại chính xác của những địa điểm mà mình thấy trong mơ, mặc dù họ biết có thể không gian đó chắc chắn tồn tại trong thế giới này. Nhưng sự kiện mà nhân vật thất trong mơ lịa rất thật. Chính đặc điểm này đã tạo nên đặc trưng của không gian ảo trong tác phẩm, là sự mơ hồ, không xác định rõ không gian, địa điểm.

2.2.2. Thời gian kỳ ảo

Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, nên bên cạnh không gian nghệ thuật còn có thời gian nghệ thuật.

Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật là hình thức của hình tượng nghệ thuật, là sản phẩm chế tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý. Nó là một biểu tượng, một biểu trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người” [9,tr76-77].

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì: “thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật, thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới.

Nó phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển như sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người tronh thế giới. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả” [6,tr322-323].

Rõ ràng, văn học thuộc loại hình nghệ thuật thời gian, nghĩa là hình tượng của nó mở dần ra trong time. Vì vậy thời gian nghệ thuật là một yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Nó giúp người đọc khám phá, tiếp cận sâu hơn, đầy đủ hơn về hình tượng nghệ thuật cũng như thế giới nội tâm, qua niệm của nhà văn về cuộc đời, con người và thời đại, và thời gian nghệ thuật trong Trăng non của Stephenie Meyer cũng không nằm ngoài mục đích này.

Stephenie Meyer là người rất có ý thức trong việc sự dụng yếu tố thời gian làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh nội dung của tác phẩm. Thời gian trong tác phẩm có khi được sử dụng như là yếu tố làm nên cho nhân vật và sự kiện, cũng có khi song song tồn tại, có lúc nó là yếu tố gián tiếp, có lúc lại trực tiếp, tác động đến diễn biến của tác phẩm, đến sự vận động của nhân vật. Có khi yếu tố thời gian được sử dụng như là một phương tiện để chuyển từ một nội dung này sang nội dung khác. Đó là những lần thay đổi thời gian, từ quá khứ về hiện tại hoặc từ hiện tại hồi tưởng lại qúa khứ, cũng có khi hiện tại và quá khứ song song tồn tại, tồn tại trong nhau.

Tiểu thuyết của Stephenie Meyer thường chứa những điều kỳ ảo, ở nơi đó ranh giới giữa thực và mơ, giữa quá khứ và hiện tại không có sự thật, có khi nhân vật đang sống trong hiện tại, nhưng thoáng chốc đã chìm đắm trong thời gian quá khứ. Sự quay ngược thời gian này chính là biện pháp nghệ thuật làm cho thời gian hiện tại của tác phẩm có sự thay đổi. Cũng có khi cảm thức về tình yêu bị phá vở, mơ

hồ, nhân vật sống động trong thời gian của mình mà như lạc vào giữa cuộc đời kỳ ảo khác, tồn tại giữa một thế giới hiện thực mà hư hư.

Thời gian nghệ thuật là hình thức cảm nhận của thế giới con người gắn liền với một quan niệm nhất định về thế giới. Ở Trăng non sự hiện diện của yếu tố kỳ ảo đã đem đến cho tác phẩm những đặc trưng riêng, góp phần tạo nên thành công trong việc sử dụng bút pháp kỳ ảo của tác giả. Trong tiểu thuyết này ta thấy có sự mơ hồ hóa về thời gian. Mơ hồ nghĩa là không rõ ràng. Như vậy mơ hồ hóa thời gian chính là một thủ pháp làm cho thời gian nghệ thuật trong tác phẩm trở nên không thể xác định được. Đây là một biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để tạo nên sự kỳ ảo về mặt thời gian nghệ thuật cho tác phẩm.

Trăng non là cuốn tiểu thuyết kể về một thế giới phi thực, nên mơ hồ hóa thời gian là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng được Stephenie Meyer sử dụng để xây dựng thời gian kỳ ảo của tác phẩm. Vì thế, thời gian kỳ ảo trong Trăng non là thời gian mơ hồ, có phần không xác định rõ.

Đọc tác phẩm ta thấy thời gian tâm tưởng đan xen với thời gian hiện tại làm cho thời gian trong tác phẩm hết sức mơ hồ, ta khó mà phân biệt được, đồng thời chính điều này tạo cho tác phẩm thêm phần hấp dẫn, đó là lúc bác sĩ Carlisle bùi ngùi hồi tưởng lại quá khứ … “ký ức của ông không hề bỏ xót một chi tiết nào, dẫu đã trải qua bao nhiêu năm tháng, gần một thế kỷ trôi qua rồi chứ có ít đâu…” [8,tr61], rồi đột ngột cắt đứt dòng tâm tưởng, ông quay về với thực tại. Chính điều này đã làm cho dòng thời gian trong tác phẩm có sự luân chuyển liên tục, nếu người đọc không nghiền ngẫm theo dõi thì khó mà nắm bắt được. Ngoài ra Stephenie Meyer còn đưa vào tác phẩm rất nhiều biểu thức thời gian mơ hồ bất định như nằm giữa ranh giới thực và hư, xuất hiện khá nhiều trong cuốn tiểu thuyết kỳ ảo này: “sau chừng đó năm”, “nhiều thế kỷ về trước”, “đã bao thập kỷ trôi qua”, “thời gian cứ

thế trôi đi”, “ một mùa hè nữa trôi qua”… tất cả những từ ngữ chỉ thời gian này đều không có ý nghĩa xác định. Chúng không chỉ cho ta cảm giác thời gian hiện tại thoáng chốc trôi nhanh vụt trở thành quá khứ, mà còn tạo nên sự mơ hồ trong dòng

Một phần của tài liệu Luận văn: Bút pháp kỳ ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer ppsx (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w