Khảo sát khả năng tái sử dụng ZVI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng các hệ oxi hóa đa thành phần được hoạt hóa bởi Fe(0) và UV để xử lý một số kháng sinh trong môi trường nước. (Trang 137 - 138)

Chất hoạt hóa ZVI có khả năng tái sử dụng cao sẽ giảm chi phí xử lý nước thải. Ngoài ra, các ion sắt bị rửa trôi từ chất hoạt hóa có thể gây ra ô nhiễm thứ cấp trong môi trường. Vì vậy, cần nghiên cứu tính ổn định và khả năng tái sử dụng của chất hoạt hóa ZVI.

Kết quả khảo sát hiệu quả xử lý CIP và AMO trong NTBV bằng ZVI tái sử dụng được thể hiện ở hình 3.28 cùng với việc tăng số lần tái sử dụng ZVI, tốc độ xử lý của CIP và AMO giảm khi xử lý bằng hệ AOP H2O2/S2O82-/ZVI/UV. Tuy nhiên, hiệu quả phân hủy của CIP và AMO có thể chấp nhận được sau hai chu kỳ tái sử dụng (phản ứng lần 2 và lần 3 với thời gian phản ứng là 30 phút) lần lượt 80,7% và 68,1% tương ứng với

% khối lượng ZVI thu hồi là 57,4% và 35,7%.

Kết quả này được giải thích bằng lý do chủ yếu là do khả năng tạo ra ion Fe2+

của ZVI sau tái sử dụng đã giảm nhiều. Phổ XRD của ZVI ban đầu, sau phản ứng lần 1,2,3 được biểu hiện trong hình 3.38 đã chứng minh nhận định trên. Kết quả cho thấy các đỉnh của Fe xuất hiện phù hợp với phổ XRD chuẩn của Fe0 (JCPDS số 36-0696) [116]. Tuy nhiên, cường độ đỉnh Fe của ZVI sau phản ứng lần 2, 3 bị giảm và xuất hiện các đỉnh của oxit Fe3O4 trên bề mặt của các hạt ZVI sau phản ứng lần thứ 3. Điều này, đã khẳng

định số lượng ion Fe2+ giảm và tạo kết tủa của các oxit sắt có thể làm giảm khả năng hoạt hóa của ZVI.

Hình 3.37 Sự suy giảm (a) CIP và (b) AMO trong NTBV khi tái sử dụng ZVI trong hệ AOP H2O2/S2O82-/ZVI/UV

Hình 3.38 Phổ XRD của ZVI ban đầu, ZVI sau 1-3 lần phản ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng các hệ oxi hóa đa thành phần được hoạt hóa bởi Fe(0) và UV để xử lý một số kháng sinh trong môi trường nước. (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w