1.4.1.1. Đột biến gen BRCA1 và BRCA2 với UTBT
Nghiên cứu về ĐB gen BRCA1/2 chủ yếu tập trung ở các nước Châu Âu, Mỹ... Đối với quần thể châu Á, phần lớn số liệu ĐB BRCA1/2 dựa trên các nghiên cứu phả hệ và ca bệnh. Tuy nhiên những nghiên cứu trên nhóm bệnh này chưa đủ phản ánh được tỉ lệ mắc ĐB của các quần thể.
Tỉ lệ các biến thể có liên quan đến hội chứng HBOC là 66% trên BRCA1
và 34% trên BRCA261. Tần số ĐB BRCA1/2 trong dân số chung khoảng 1/400-1/800.62 Sekine (2021) khảo sát các nghiên cứu về ĐB BRCA1/2 ở bệnh nhân UTBT, báo cáo tỉ lệ ĐB BRCA1/2 ở bệnh nhân UTBT khoảng 5%- 30%, phụ thuộc vào từng cộng đồng (Bảng 1.2).63
Nguy cơ mắc UTBT liên quan BRCA1/2 lần đầu đượcước tính trong các nghiên cứu của Easton (1995) và Ford (1998) cho thấy nguy cơ UTBT đến 70 tuổi của người mang ĐB BRCA1 là 63%, BRCA2 là 27%.67,71 Các nghiên cứu sau đó cho nguy cơ thấp hơn. Trong nghiên cứu 676 gia đình Do thái Ashkenazi và 1272 gia đình các chủng tộc khác tại Hoa kỳ, Chen (2006) ước tính nguy cơ UTBT đến tuổi 70 ở người có ĐB BRCA1 là 39%.68 Satagopan (2002) tìm thấy nguy cơ UTBT ở tuổi 70 ở người có ĐB BRCA1 là 37% và
BRCA2-21%.69 Nghiên cứu thuần tập với 978 người có ĐB BRCA1 và 909 người có ĐB BRCA2 từ Anh, Mavaddat (2013) ước tính nguy cơ UTBT đến 70 tuổi của ĐB BRCA1 là 59%, BRCA2 là 16,5%.72
Các nghiên cứu về khả năng sống sót của bệnh nhân UTBT mang ĐB
BRCA1/2 đưa ra kết quả chưa đồng nhất. Một phân tích tổng hợp 26 nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sót cao hơn ở bệnh nhân UTBT mang ĐB BRCA1/2 so với bệnh nhân không mang ĐB (BRCA1: HR=0,78, CI95%=0,68-0,89;
BRCA2: HR=0,61, CI95%=0,50-0,76). Xu hướng này vẫn tồn tại khi phân tích theo giai đoạn bệnh, cấp độ, mô học và tuổi khi chẩn đoán của hai
nhóm.94 Một nghiên cứu bệnh chứng dựa trên dân số lớn cho thấy khả năng đáp ứng điều trị cao hơn với Platinum, thời gian sống thêm (UT không tiến triển) lâu hơn và cải thiện khả năng sống sót tổng thể ở những bệnh nhân UTBT có ĐB BRCA1/2.95 Những bệnh nhân UTBT biểu mô nhạy cảm với platinum khả năng mang ĐB cao hơn những bệnh nhân kém đáp ứng.96 Trong một loạt ghi nhận lớn không chọn lọc các bệnh nhân UTBT, khả năng sống sót ngắn hạn của bệnh nhân có ĐB tốt hơn so với bệnh nhân không có ĐB, tuy nhiên, lợi thế khả năng sống sót chỉ trong thời gian ngắn và không mang đến lợi ích lâu dài.97
1.4.1.2. Đa hình đơn nucleotide gen RAD51 và XRCC3 với UTBT
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy có những mối liên quan giữa hai SNP gen RAD51 là rs1801320 và rs1801321) với nguy cơ UTBT. Trong nghiên cứu ở những phụ nữ do thái Ashkenazi của Levy-Lahad (2001) đã chỉ ra mối liên quan giữa SNP RAD51-rs1801320 với UTBT và UT vú, nhưng chỉ làm tăng nguy cơ mắc hai UT này ở những người mang ĐB BRCA2, mà không có mối liên quan ở những người mang ĐB BRCA1.98 Nghiên cứu Rebbeck (2011) với quy mô đa trung tâm cũng có cùng nhận định về mối liên quan của SNP này với UTBT ở người mang ĐB BRCA2.99 Wang (2001) nghiên cứu trên những phụ nữ Israeli mắc UT vú và/hoặc UTBT thì chỉ ra SNP rs1801320 làm tăng nguy cơ mắc UT vú nhưng lại làm giảm nguy cơ mắc UTBT trong khi rs1801321 không liên quan đến UT vú và UTBT.10 Còn trong hai nghiên cứu của Smolarz (2013) và Romanowicz-Makowska (2012) đều chỉ ra SNP rs1801320 với kiểu gen CC làm tăng nguy cơ UTBT ở phụ nữ Ba Lan, tuy nhiên SNP rs1801321 không liên quan với nguy cơ UTBT.84,100
Theo nghiên cứu của Michalska (2016) SNP XRCC3-rs861539 có mối liên quan với nguy cơ mắc UTBT ở phụ nữ Ba Lan chỉ đối với UTBT cấp độ I mô học.101 Trong khi Yuan (2014) khi phân tích gộp các nghiên cứu trên cộng
đồng người da trắng đã quan sát thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê của 2 SNP rs1799796 và rs1799794 với nguy cơ UTBT, tuy nhiên SNP rs861539 lại không liên quan với nguy cơ UTBT.7 Theo nghiên cứu của Auranen, qua phân tích 1600 ca bệnh và 4241 chứng, chỉ phân tích type UTBT thể thanh dịch, SNP rs1799796 vai trò làm giảm nguy cơ, còn đối với SNP rs1799794 và rs861539 thì không tìm thấy mối liên quan.6 Nghiên cứu của Quaye (2009) cho rằng SNP rs1799796 không liên quan đến nguy cơ UTBT.85