Đặc điểm chung của các bệnh nhân được xác định ĐB BRCA1/2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa hình thái đơn nucleotid (SNP) và đột biến một số gen trong ung thư buồng trứng (Trang 68 - 77)

3.1.1.1. Tuổi mắc bệnh của các bệnh nhân

Bảng 3.1. Tuổi mắc UTBT của các bệnh nhân xác định ĐB BRCA1/2

Có ĐB Không có ĐB Tổng p ĐB BRCA1 ĐB BRCA2 Tổng n=06 n=02 n=8 n=12 N=20 Trung bình tuổi chẩn đoán 47,67 ± 5,99 63,50 ±19,09 51,63 ±11,46 50,58 ±9,37 51,00 ±9,97 0,147 Nhận xét:

-Trung bình tuổi mắc bệnh của những bệnh nhân mang ĐB gen BRCA1

-Trung bình tuổi mắc bệnh của những bệnh nhân có mang ĐB gen

BRCA1/2 là 51,63 và không khác biệt với trung bình tuổi mắc bệnh của những bệnh nhân không mang ĐB là 50,58.

3.1.1.2. Đặc điểm hội chứng UT vú và UTBT di truyền (HBOC)

Bảng 3.2. Đặc điểm hội chứng UT vú và UTBT di truyền (HBOC)

Đặc điểm Hội chứng UT vú- UTBT di truyền Mang ĐB Không mang ĐB Tổng Tỉ lệ ĐB p A Chỉ có người thân mắc UT vú

hoặc UTBT (a) 5 5 10 50%

0,535

Chỉ mắc kèm UT vú (b) 2 6 8 25%

Cả hai yếu tố (c) 1 1 2 50%

B

Có người thân mắc UTBT (d) 3 3 6 50%

0,535 Có người thân mắc UT vú (e) 3 3 6 50%

Không có người thân mắc UT

vú và UTBT (b) 2 6 8 25%

C

Có người thân mắc UT vú

hoặc UTBT (d+e) 6 6 12 50%

0,264 Không có người thân mắc UT

vú và UTBT (b) 2 6 8 25%

D Mắc kèm UT vú (b+c) 3 7 10 30% 0,361

Không mắc kèm UT vú (a) 5 5 10 50%

Tổng ((a)+(b)+(c)) 8 12 20 40%

Nhận xét:

-Trong phân bảng (A) có 10 (50%) bệnh nhân chỉ có người thân mắc UT vú hoặc/và UTBT, 8 (40%) chỉ mắc kèm UT vú, và 2 (10%) có cả 2 yếu tố. Tỉ lệ mang ĐB BRCA1/2 trong tổng số bệnh nhân là 40% (8/20), trong nhóm chỉ có người thân mắc UT vú và/hoặc UTBT (a) là 50%, nhóm chỉ mắc kèm UT vú (b) là 25%, nhóm mang cả hai yếu tố (c) là 50%.

-Ở phân bảng (B) và (C), trong 12 (60%) bệnh nhân có người thân mắc UT (d+e), có 6 bệnh nhân có người thân mắc UT vú (e) và 6 bệnh nhân người

có người thân mắc UTBT (d). Ở phân bảng (D) có 10 bệnh nhân có mắc kèm UT vú (b+c) và 10 bệnh nhân không mắc kèm UT vú (a)

-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh các đặc điểm này giữa các bệnh nhân mang và không mang ĐB BRCA1/2.

3.1.2. Kết quả xác định ĐB gen BRCA1 và BRCA2

Kết quả được giải tình tự được so sánh với trình tự chuẩn trên GeneBank bằng phần mềm CLC Main Workbench, phân tích các đặc điểm vị trí của ĐB trên gen BRCA1BRCA2, phân tích khả năng gây bệnh trên các cơ sở dữ liệu về đột biến gen BRCA1/2 cho kết quả thể hiện ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Đột biến gen BRCA1 và BRCA2 ở các bệnh nhân UTBT.

Vị trí Thay đổi nucleotide BCCR, OCCR (1) Vùng / gắn với Thay đổi acid amin Loại ĐB (2) Ý nghĩa (3) Ghi chú (4) KBT8 BRCA1 Exon 11 c.1016delA dị hợp - - p.Lys339fsTer2 F P 113 KBT2 BRCA1 Exon 11 c.1621C>T dị hợp OCCR - p.Gln541Ter N P 114 KBT6 BRCA1 Exon 11 c.2760-2763 delACAG dị hợp OCCR - p.Thr922fs Ter77 F P 115 KBT4 BRCA1 Intron 16 c.4986+4A>T dị hợp BCCR23 BRCT/ BACH1 IVS16+4A>T Ss P 116 KBT7 BRCA1 Exon 17 c.4997dupA dị hợp BCCR23 BRCT/ BACH1 p.Tyr1666Ter N P 117 KBT3 BRCA1 Exon 22 c.5335delC dị hợp BCCR23 BRCT/ BACH1 p.Gln1779fs Ter14 F P 118 KBT15 BRCA2 Exon 11 c.4022delC dị hợp OCCR1 - p.Ser1341Ter N P ĐB mới KBT1 BRCA2 Exon 11 c.5453C>A dị hợp OCCR1 - p.Ser1818Ter N P 119

Mã bệnh nhân (Phụ lục 5). (1)BCCR – Breast cancer cluster regions: Vùng cụm UT vú; OCCR- Ovarian cancer cluster regions: Vùng cụm UTBT. (2)Loại ĐB: F – ĐB dịch khung (Frameshift mutation); N -ĐB vô nghĩa (Nonsense mutation); Ss – ĐB vị trí cắt (Splice site mutation). (3) Ý nghĩa được kiểm định trên các cơ sở dữ liệu.60 P-gây bệnh (pathogenic). (4) Nguồn tài liệu trích dẫn.

Nhận xét:

- Có 6 ĐB gen BRCA1 và 2 ĐB gen BRCA2 được tìm thấy trong 20 bệnh nhân. 8 ĐB đều ở trạng thái dị hợp.

- Trong các ĐB gen BRCA1 có 3 ĐB nằm trên exon 11, 1 ĐB trên intron 16, 1 ĐB trên exon 17, và 1 ĐB trên exon 22, trong khi hai ĐB gen BRCA2

đều có vị trí trên exon 11.

- Có 4 ĐB nằm trên vùng cụm UTBT (OCCR), 03 ĐB nằm trên vùng cụm UT vú (BCCR), còn lại 1 ĐB không nằm trên các loại vùng này.

- Có 3 ĐB gen BRCA1 nằm trên cùng chức năng BRCT gắn với protein BACH1 là c.4986+4A>T, c.4997dupA và c.5335delC

- Trong đó có 3 ĐB dịch khung (BRCA1: c.1016delA, BRCA1: c.2760- 2763delACAG và BRCA1: c.5335delC); 4 ĐB vô nghĩa (BRCA1: c.1621C>T,

BRCA1: c.4997dupA, BRCA2: c.4022delC và BRCA2:c.5453C>A) và một ĐB vị trí cắt (BRCA1: c.4986+4A>T)

- Dựa vào các cơ sở dữ liệu về khả năng gây bệnh của các ĐB, các ĐB đều làm tăng nguy cơ mắc UT vú và UTBT.

- Có 01 ĐB mới BRCA2:c.4022delC lần đầu được tìm thấy trong nghiên cứu này, chưa từng được công bố.

Từ các kết quả phân tích trên, lập nên sơ đồ vị trí tương đối các đột biến đã xác định trên gen BRCA1 và gen BRCA2 và tương quan với các vùng chức năng của gen (Sơ đồ 3.1vàSơ đồ 3.2).

Sơ đồ 3.2 Vị trí tương đối các ĐB được xác định trên gen BRCA2

3.1.2.1. Đột biến NM_007294.4(BRCA1):c.1016delA

ĐB BRCA1:c.1016delA phát hiện ở bệnh nhân KBT8 có mẹ mắc UT vú.

Hình 3.1. Giải trình tự gen xác định ĐB BRCA1:c.1016delA

Nhận xét:

-Sản phẩm giải trình tự rõ nét, các đỉnh màu tương ứng các nucleotid rõ ràng, tương đồng với trình tự gen BRCA1, chứng tỏ sản phẩm PCR đặc hiệu.

-Ở mẫu KBT8 bằng mồi ngược từ vị trí nucleotide 1016 bao gồm tín hiệu của 6 đỉnh A so với 7 đỉnh A ở mẫu đối chứng và tín hiệu các nucleotide sau vị trí này bị nhiễu (theo chiều giải mã ngược từ phải sang trái), cho thấy KBT8 có ĐB xóa một nucleotide A, dạng dị hợp tử. ĐB làm thay đổi khung đọc của gen BRCA1 và tạo thành mã kết thúc sớm cách vị trí ĐB 2 acid amin.

3.1.2.2. Đột biến BRCA1:c.1621C>T

ĐB BRCA1:c.1621C>T ở bệnh nhân KBT2 có mẹ và 1 chị gái mắc UT vú.

Hình 3.2. Giải trình tự gen xác định ĐB BRCA1:c.1621C>T

Nhận xét:

-Sản phẩm giải trình tự rõ nét, các đỉnh màu tương ứng các nucleotide rõ ràng, tương đồng với trình tự gen BRCA1, chứng tỏ sản phẩm PCR đặc hiệu.

-Ở mẫu KBT2 tại vị trí nucleotide 1621 bao gồm tín hiệu của đỉnh C và đỉnh T cho thấy có ĐB điểm thay đổi nucleotide C thành T, dạng dị hợp tử và ĐB thay đổi bộ ba CAG (mã hóa cho Glutamine) thành TAG (mã kết thúc).

-ĐB này không phát hiện được ở mẫu đối chứng.

3.1.2.3.Đột biến NM_007294.4(BRCA1):c.2760-2763delACAG

ĐB NM_007294.4(BRCA1):c.2760-2763delACAG phát hiện ở bệnh nhân KBT6 có 1 chị gái và 1 em gái cũng mắc UTBT.

Nhận xét:

-Sản phẩm giải trình tự rõ nét, các đỉnh màu tương ứng các nucleotid rõ ràng, tương đồng với trình tự gen BRCA1, chứng tỏ sản phẩm PCR đặc hiệu.

-Ở KBT6 tại vị trí nucleotide 2764 exon 11 bao gồm tín hiệu của đỉnh A và đỉnh T và tín hiệu các nucleotide sau vị trí này bị nhiễu cho thấy ĐB xóa 4 nucleotide ACAG, dạng dị hợp tử, làm thay đổi khung đọc của gen BRCA1 và tạo thành mã kết thúc sớm cách vị trí ĐB 77 acid amin. ĐB này không phát hiện được ở mẫu đối chứng.

3.1.2.4.Đột biến NM_007294.4(BRCA1):c4986+4A>T

ĐB NM_007294.4(BRCA1):c4986+4A>T ở bệnh nhân KBT4 mắc UT vú, có em gái UTBT.

Hình 3.4. Giải trình tự gen xác định ĐB BRCA1:c.4986+4A>T

Nhận xét:

-Sản phẩm giải trình tự rõ nét, các đỉnh màu tương ứng các nucleotid rõ ràng, tương đồng với trình tự gen BRCA1, chứng tỏ sản phẩm PCR đặc hiệu.

-Ở mẫu KBT4 tại vị trí nucleotide 4986+4 trên intron 16 xuất hiện tín hiệu của một đỉnh A và một đỉnh T, cho thấy ĐB điểm thay thế A thành T, dạng dị hợp tử và làm thay đổi vị trí cắt (splice site) ở intron 16 trong quá trình hoàn thiện mRNA. ĐB này không phát hiện được ở mẫu đối chứng.

3.1.2.5. Đột biến BRCA1:c.4997dupA

ĐB BRCA1:c.4997dupA ở bệnh nhân KBT7 có chị mắc UT vú.

Hình 3.5. Giải trình tự gen ĐB BRCA1:c.4997dupA

Nhận xét:

-Sản phẩm giải trình tự rõ nét, các đỉnh màu tương ứng các nucleotid rõ ràng, tương đồng với trình tự gen BRCA1, chứng tỏ sản phẩm PCR đặc hiệu.

-Ở mẫu KBT7 bằng mồi ngược tại vị trí giữa nucleotid 4997 và 4998 trên exon 17 xuất hiện thêm tín hiệu của một đỉnh A và tín hiệu các nucleotid sau vị trí này bị nhiễu (theo chiều giải mã ngược từ phải sang trái). Cho thấy mẫu KBT7 có ĐB điểm chèn thêm một nucleotide A, dạng dị hợp tử và làm thay đổi bộ ba TAC (mã hóa Tyrosine) thành TAA (mã kết thúc). ĐB này không phát hiện được ở mẫu đối chứng

3.1.2.6. Đột biến NM_007294.4(BRCA1):c.5335delC

ĐB NM_007294.4(BRCA1):c.5335delC xác định ở bệnh nhân KBT3 có dì ruột mắc UTBT.

Nhận xét:

-Sản phẩm giải trình tự rõ nét, các đỉnh màu tương ứng các nucleotid rõ ràng, tương đồng với trình tự gen BRCA1, chứng tỏ sản phẩm PCR đặc hiệu

-Ở mẫu KBT3 bằng mồi ngược tại vị trí nucleotide 5335 có tín hiệu của đỉnh C và đỉnh T, và tín hiệu các nucleotide sau vị trí này bị nhiễu (theo chiều giải mã ngược từ phải sang trái) cho thấy ĐB xóa một nucleotide C, dạng dị hợp tử làm thay đổi bộ ba CAA (mã hóa Glutamine) thành bộ ba AAC (mã hóa Asparagine) dẫn đến sai khung đọc của gen BRCA1 và tạo thành mã kết thúc sớm cách vị trí ĐB 14 acid amin. ĐB c.5335delC này không phát hiện được ở mẫu đối chứng.

3.1.2.7. Đột biến NM_000059.4(BRCA2):c.4022delC

ĐB NM_000059.4(BRCA2):c.4022delC xác định ở bệnh nhân KBT15 mắc UTBT và UT vú.

Hình 3.7. Giải trình tự gen xác định ĐB BRCA2:c.4022delC

Nhận xét:

-Sản phẩm giải trình tự rõ nét, các đỉnh màu tương ứng các nucleotid rõ ràng, tương đồng với trình tự gen BRCA2, chứng tỏ sản phẩm PCR đặc hiệu

-Ở mẫu KBT15 tại vị trí nucleotide 4022 bao gồm tín hiệu của đỉnh C và đỉnh A và tín hiệu các nucleotide sau vị trí này bị nhiễu, cho thấy ĐB xóa một nucleotide C, dạng dị hợp tử làm thay đổi bộ ba TCA (mã hóa Serine) thành TAA (mã kết thúc). ĐB c.4022delC này không phát hiện được ở mẫu đối chứng.

3.1.2.8.Đột biến NM_000059.4(BRCA2):c.5453C>A

ĐB NM_000059.4(BRCA2):c.5453C>A xác định ở bệnh nhân KBT1 mắc UTBT kèm UT vú.

Hình 3.8. Giải trình tự gen xác định ĐB BRCA2:c.5453C>A

Nhận xét:

-Sản phẩm giải trình tự rõ nét, các đỉnh màu tương ứng các nucleotid rõ ràng, tương đồng với trình tự gen BRCA2, chứng tỏ sản phẩm PCR đặc hiệu.

- Ở mẫu KBT1 tại vị trí nucleotide5453 bao gồm tín hiệu của đỉnh C và đỉnh A cho thấy ĐB điểm thay đổi nucleotide C thành A, dạng dị hợp tử và làm thay đổi bộ ba TCA (mã hóa cho Serine) thành TAA (mã kết thúc). ĐB c.5453C>A này không phát hiện được ở mẫu đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa hình thái đơn nucleotid (SNP) và đột biến một số gen trong ung thư buồng trứng (Trang 68 - 77)