sàng, cận lâm sàng, biến cố tim mạch và tử vong trong 30 ngày của bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên
- Nồng độ H-FABP tăng dần theo mức độ suy tim cấp theo Killip tại thời điểm nhập viện (p < 0,05).
- Nồng độ H-FABP tăng cao nhất ở nhóm tổn thương 3 nhánh có/hoặc không kèm theo thân chung ĐMV, tiếp đến là nhóm tổn thương 2 nhánh (p < 0,05). Nồng độ H-FABP tăng dần theo phân týp tổn thương ĐMV theo ACC/AHA (p < 0,05) và theo mức độ tổn thương ĐMV theo thang điểm Gensini (p > 0,05).
- Nồng độ H-FABP tăng dần theo mức nguy cơ của thang điểm GRACE (p < 0,01) và TIMI (p > 0,05).
- Trong thời gian nằm viện, nhóm có biến cố tim mạch có nồng độ H-FABP lúc nhập viện cao hơn so với nhóm không có biến cố tim mạch (p < 0,01). Trong đó, nhóm tử vong và suy tim cao hơn rõ rệt so với các nhóm có biến cố khác (p < 0,05).
- Bệnh nhân có nồng độ H-FABP tăng trên điểm cắt dự báo biến cố 62,75 ng/ml, nguy cơ tử vong nội viện cao hơn nhóm không tăng, với OR = 18,2, KTC 95%: 2,31 – 143,2, p < 0,01. Kết hợp H-FABP với các dấu ấn tim mạch thường quy hay với các thang điểm TIMI, GRACE đều làm tăng giá trị AUC trong tiên lượng tử vong trong thời gian nằm viện với AUC = 0,746-0,856, p < 0,01
- Theo dõi 30 ngày sau NMCT, nhóm gặp biến cố trong 30 ngày có nồng độ H-FABP lúc nhập viện cao hơn so với nhóm không gặp biến cố (p < 0,01). Bệnh nhân có nồng độ H-FABP lúc nhập viện > 62,75 ng/ml sẽ có nguy cơ gặp các biến cố cao hơn với HR = 8,66, KTC 95%: 1,04 - 72,97, p < 0,05.
KHUYẾN NGHỊ
H-FABP có độ nhạy, độ đặc hiệu cao có ý nghĩa trong chẩn đoán ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên nhập viện trước 6 giờ, H-FABP nên được xem xét cùng với các dấu ấn tim mạch hiện nay trong chẩn đoán sớm bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên
Nồng độ H-FABP tăng cao tại thời điểm nhập viện có ý nghĩa trong tiên lượng, nên xem xét phối hợp H-FABP cùng với các men tim khác và các thang điểm tiên lượng đang được áp dụng hiện nay để tăng giá trị tiên lượng, dự báo biến cố sau 30 ngày nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên.