Về cải cách thể chế

Một phần của tài liệu NỘI DUNG SINH HOẠT 22-11 (Trang 30 - 31)

- Một số hoạt động can thiệp của các thế lực thù địch

d. Một số tồn tại, hạn chế

2.4.1. Về cải cách thể chế

Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương

chủ trì, phối hợp với các cơ quan trung ương tiến hành khảo sát tại các địa phương có đông đồng bào tôn giáo, nhiều tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng để đánh giá toàn diện, cụ thể, chính xác tình hình thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trên cơ sở đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi những nội dung còn bất cập, thiếu thống nhất, bổ sung những điểm còn thiếu nhằm bảo đảm tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Thứ hai, trong thời gian chờ đợi cơ quan có thẩm quyển sửa đổi, bổ sung, đề

nghị cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có văn bản hướng dẫn cụ thể, thống nhất một số nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là các nội dung đang vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện để các địa phương triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, tránh tình trạng mỗi địa phương hiểu và vận dụng khác nhau. Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo. Các bộ, ngành tiếp tục rà soát, kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các chính sách, pháp luật khác có liên quan tương thích với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bảo đảm bình đẳng về trách nhiệm, quyền lợi giữa các tổ chức tôn giáo, giữa tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội khác. Hạn chế để các tổ chức, cá nhân tôn giáo tìm cách xuyên tạc, hiểu sai các quy định của pháp luật, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới đoàn kết dân tộc và ổn định chính trị.

Thứ ba, việc phát huy nguồn lực của các tôn giáo đóng góp cho sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được khẳng định trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước, cũng như thể chế hóa tại Điều 54 và Điều 55 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Nhưng đến nay, các ngành luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Giáo dục, Luật Y tế..., chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cần kiến nghị Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội nhanh chóng sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản pháp luật về giáo dục, y tế, đất đai, nhằm bảo đảm sự cụ thể hóa kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG SINH HOẠT 22-11 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w