Nhóm các giải pháp trong tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu NỘI DUNG SINH HOẠT 22-11 (Trang 31 - 35)

- Một số hoạt động can thiệp của các thế lực thù địch

d. Một số tồn tại, hạn chế

2.4.2. Nhóm các giải pháp trong tổ chức thực hiện

Thực tiễn cho thấy, các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, vấn đề tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội là vì họ còn có những môi trường, điều kiện nhất định. Môi trường, điều kiện đó xuất phát từ tính chất nhạy cảm của tôn giáo, từ những phức tạp trong hoạt động của các tôn giáo, cũng như hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực này của các cơ quan chức năng. Do đó, làm tốt công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những phương pháp hữu hiệu để tạo lòng tin của giáo dân đối với chính quyền và đường lối, chính sách về tôn giáo của Đảng, Nhà nước; thu hẹp mưu đồ lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tín ngưỡng, tôn giáo

và công tác tôn giáo. Cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tích cực quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm đối với công tác tôn giáo. Tăng cường công tác tuyên truyền về hoạt động tôn giáo và đường lối, chính sách đúng đắn về tôn giáo của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30-12-2017, của Chính phủ, về “Quy định chi tiết một số

điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo”, để cán bộ, người dân và tổ

chức, cá nhân theo tôn giáo hiểu, nâng cao nhận thức và chủ động thực hiện đúng. Đẩy mạnh công tác đối ngoại về tôn giáo, chủ động tham gia các diễn đàn tôn giáo quốc tế và khu vực. Theo đó, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, các cuộc đối thoại song phương và đa phương, nhất là với Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), các diễn đàn quốc tế, ngoại giao nhân dân để cộng đồng quốc tế hiểu đúng đường lối, chính sáchvề tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lên tiếng ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn song phương và đa phương; cung cấp thông tin chính thống phục vụ đấu tranh nhân quyền với các thế lực thù địch vu cáo Việt Nam về vấn đề “tự do tôn giáo”. Tạo điều kiện và tổ chức tốt việc đón tiếp các cá nhân, tổ chức quốc tế vào tìm hiểu tình hình, chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Thông qua các hoạt động này để thông tin kịp thời về thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo tham gia các hội nghị, diễn đàn quốc tế liên quan đến tôn giáo.

Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đẩy

mạnh hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động theo hiến chương, điều lệ đã được Nhà nước công nhận và theo quy định của pháp luật. Xem xét, giải quyết thấu đáo các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần túy của người dân trên địa bàn, phân biệt sinh hoạt tôn giáo thuần túy và việc lợi dụng tôn giáo trong giải quyết các vụ, việc phức tạp để loại bỏ yếu tố chính trị cực đoan ra khỏi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín

ngưỡng, tôn giáo. Lồng ghép nội dung, nhiệm vụ công tác tôn giáo với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào tôn giáo ở địa phương. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, không để xảy ra hiện tượng “nhờn luật” ở cả phía chính quyền và giáo hội, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở trong vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tuân thủ pháp luật và tham gia phong trào xây dựng, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Tập trung giải quyết có hiệu quả vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Các địa phương giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai có liên quan đến tôn giáo kéo dài nhiều năm và đã có ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc. Hoàn thành quy hoạch đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; chấn chỉnh việc phê duyệt các dự án văn hóa du lịch tâm linh gắn với các cơ sở thờ tự tôn giáo để bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Chủ động rà soát, đánh giá và quan tâm giải quyết các nhu cầu chính đáng về sử dụng đất đai bởi cơ sở tôn giáo, tránh để các đối tượng cực đoan tạo cớ tụ tập tín đồ, tạo “điểm nóng”, tuyên truyền xuyên tạc, gây phức tạp về an ninh, trật tự. Giao chỉ tiêu kê khai, đăng ký sử dụng đất và sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo hết năm 2021, hạn chế việc khiếu kiện, lấn chiếm, sang nhượng trái pháp luật.

Đẩy mạnh công tác vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động tôn giáo. Các cấp chính quyền cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với chức sắc, chức việc, nhà tu hành để nắm tâm tư, nguyện vọng và kịp thời giải quyết các nhu cầu chính đáng, vấn đề phát sinh trong hoạt động tôn giáo. Trân trọng, ghi nhận đóng góp của cá nhân, tổ chức tôn giáo để khích lệ họ nâng cao trách nhiệm công dân trong thực hiện chính sách, pháp luật và các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Thông tin cho các tổ chức tôn giáo về hoạt động chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, lợi dụng niềm tin của đồng bào nhằm chia rẽ đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng tới an ninh chính trị để tín đồ các tôn giáo cảnh giác, không tin và nghe theo các luận điệu xuyên tạc, kích động, không tham gia các hoạt động trái pháp luật.

Ba là, kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống

phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Các lực lượng chức năng triển khai các phương tiện, biện pháp, nhất là đẩy mạnh công tác vận động quần chúng tín đồ, tranh thủ chức sắc, cũng như vận dụng có hiệu quả biện pháp ngoại giao để kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam của các thế lực thù địch. Kịp thời định hướng dư luận trước các vấn đề “nổi cộm”, nhất là các vấn đề liên quan đến tôn giáo, thu hút sự quan tâm sâu sắc của chức sắc, tín đồ tôn giáo. Đẩy mạnh đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về tình

hình tôn giáo ở Việt Nam, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nêu gương điển hình tiên tiến đối với các cá nhân, tổ chức tôn giáo thực hiện tốt phương hướng hoạt động “sống tốt đời, đẹp đạo”; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở các địa phương.

Kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với các hoạt động lợi dụng tôn giáo và các hiện tượng tôn giáo mới hoạt động chống đối, ly khai, có màu sắc chính trị, không để hình thành tổ chức. Tăng cường công tác nắm tình hình hoạt động của các tôn giáo, không để bị động, bất ngờ, bùng phát thành “điểm nóng”. Chú trọng thu thập, củng cố chứng cứ về các sai phạm của số đối tượng cực đoan trong các tôn giáo để xây dựng kế hoạch xử lý phù hợp. Làm việc với các tổ chức tôn giáo có liên quan, công khai những sai phạm để tín đồ và người dân được biết, tạo sự đồng thuận trong đấu tranh, xử lý.

Đẩy mạnh công tác đấu tranh đối ngoại đối với các hoạt động lợi dụng nhân quyền tôn giáo. Chủ động trong công tác tuyên truyền đối ngoại về tôn giáo, quan tâm hỗ trợ sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tránh để các thế lực xấu lợi dụng, chia rẽ đồng bào; hướng kiều bào về quê hương, đất nước.

Bốn là, Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền trong điều

hành, quản lý các hoạt động tôn giáo từ huyện đến cơ sở; quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tôn giáo, các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, củng cố bộ máy làm công tác tôn giáo đủ mạnh, có tính ổn định cao, được giao đủ thẩm quyền để làm tốt công tác quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Bảo đảm bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo phải có năng lực, trình độ tương xứng để có thể quản lý, đối thoại với cá nhân, tổ chức tôn giáo. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố cơ sở chính trị tại vùng có đông tín đồ tôn giáo, nhất là những nơi có các chức sắc hoạt động cực đoan. Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, thu hút, tập hợp chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia sinh hoạt trong các đoàn thể đó.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tôn giáo, nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác tôn giáo, nhất là ở cơ sở, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, có lập trường tư tưởng vững vàng, xóa bỏ nhận thức lệch lạc và hiểu sai chính sách, pháp luật. Chủ động nghiên cứu, nắm vững thông tin và kịp thời tham mưu trong công tác tôn giáo. Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác tôn giáo giữa các cấp, các ngành và các cơ quan trong hệ thống chính trị để nâng cao trách nhiệm trong giải quyết vấn đề phát sinh tôn giáo, nhất là công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Phát huy vai trò của người uy tín, tiêu biểu vùng đồng bào sinh hoạt tôn giáo; tranh thủ chức sắc tôn giáo, trưởng các điểm nhóm để tuyên truyền, vận động quần chúng tôn giáo và

phối hợp xử lý vụ việc nảy sinh liên quan đến tôn giáo ở cơ sở; phát huy nguồn lực, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.

Năm là, quan tâm phát triển, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của vùng

đồng bào có đạo, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; kêu gọi đầu tư, phát triển sản xuất và tăng cường thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí, từng bước thay đổi tư duy, nhận thức của người dân đặc biệt là về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.

Có thể nói, ổn định tình hình tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế, xã hội, đoàn kết dân tộc và bảo đảm an ninh - quốc phòng. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác bảo đảm an ninh trên lĩnh vực tôn giáo là những nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, vừa hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch, góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền vững đất nước.

III. KẾT LUẬN

Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, dễ thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo. Với chủ trương “tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, tình hình tôn giáo ổn định, đời sống tôn giáo có những biến đổi sâu sắc cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm. Các tổ chức tôn giáo được công nhận xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Cơ quan chức năng đã làm tốt công tác hướng dẫn, quản lý, từng bước đưa hoạt động tôn giáo đi vào nền nếp, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá chế độ XHCN, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực tôn giáo. Từ đó, khoét sâu mâu thuẫn giữa các dân tộc, thúc đẩy xung đột sắc tộc, tôn giáo trên các địa bàn, tạo cớ cho các thế lực thù địch từ bên ngoài can thiệp vào nước ta.

Trước các luận điệu sai trái, thù địch và âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, nhất là chức sắc, tín đồ các tôn giáo hiểu rõ quan điểm, chính sách tốt đẹp về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; thấy rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân không chỉ được quy định trong Hiến pháp, mà còn được pháp luật bảo vệ và thực thi trên thực tế.

Trong tình hình hiện nay, nếu mất cảnh giác, hữu khuynh, đấu tranh thiếu kiên quyết, triệt để với các biểu hiện, mầm mống gây đột biến, có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Trong đó, phải hết sức chăm lo bộ máy của hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự gần dân và vì dân; có năng lực quản lý vĩ mô ngày càng hoàn thiện. Chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là về công tác tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh; từ đó nâng cao quyết tâm, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn dân phòng, chống hiệu quả những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội…

Sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và cộng đồng chức sắc, tín đồ đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc, điều đó không chỉ thể hiện sự chăm lo toàn diện của Đảng, Nhà nước đối với đời sống tôn giáo, mà ở đó còn là sự tin tưởng, kỳ vọng của đông đảo chức sắc, tín đồ về đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng qua những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi

Có thể khẳng định, những luận điệu cho rằng Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ là những đánh giá chủ quan, phiến diện của một số người thiếu thiện chí với Việt Nam. Những luận điệu sai trái này không thể làm khó Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, mở rộng hợp tác, giao

Một phần của tài liệu NỘI DUNG SINH HOẠT 22-11 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w