chất, thông tin về kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh giữa nội địa và quốc tế. Thông qua việc toàn cầu hóa quá trình sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế kỳ vọng sẽ giảm được tổng cơ cấu chi phí hoặc tăng cường được chất lượng hoặc tính năng của sản phẩm họ cung ứng ra thị trường, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường toàn cầu được hiệu quả hơn.
- Các loại hình sản xuất toàn cầu bao gồm: + Tự làm:
+ Thuê ngoài: Thuê ngoài là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế. Nó là việc một thể nhân hay pháp nhân chuyển giao việc thực hiện toàn bộ một chức năng sản xuất-kinh doanh nào đó cho một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài chuyên môn hóa trong lĩnh vực đó.
+ Quyết định tự làm- thuê ngoài đối với một công ty toàn cầu là quyết định mang tính chiếc lược trong đó sẽ xác định khâu nào, bộ phận nào sẽ được làm tại công ty(make) và phần nào sẽ mua từ nhà cung ứng khác (buy).
Sự khác biệt giữa Logistics và chuỗi cung ứng
Quản trị Logistics Quản trị CCU Hoạt động Vận chuyển, dự trữ kho bãi, giao
nhận, xử lí đơn hàng, dịch vụ khách hàng, quản lí thông tin,...
Logistics + mua hàng + sản xuất + hợp tác + tích hợp với các nhà cung cấp + KH => đa năng Phạm vi Nội bộ doanh nghiệp Nội bộ + bên ngoài (toàn bộ
thành viên chuỗi) Mục tiêu Giảm chi phí log, tăng chất lượng
dịch vụ KH Giảm CP tổng thể, tối đa hóa giátrị toàn chuỗi Tác động Ngắn hạn, trung hạn Dài hạn, chiến lược
Câu 5: tại sao những thị trường mới nổi được cho rằng là các địa điểm mà những MNCs có thể đặt các hoạt động tạo gía ta trị gia tăng ở đó.
Trả lời: 1. R&D
Tại các thị trường mới nổi, tận dụng lợi thế đông dân cư, hoạt động nghiên cứu và phát triển diễn ra thuận lợi và dễ dàng nhất, có tính chính xác cao nhờ khảo sát số lượng đối tượng lớn.
Tiết kiệm chi phí do tận dụng được lợi thế quy mô, công nghệ ko yêu cầu quá cao, các chi phí về nguồn lực con người thấp.
2. sản xuất
Tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào
(VD: Trung quốc) với giá thành rẻ, nhiều ưu thế vượt trội về kinh tế như: quy mô, hiệu suất LĐ, trình độ KT, chính sách thu hút đầu tư,…
Chi phí nhân công rẻ nhờ nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động vừa phải, ngoài ra thường thấp hơn rất nhiều so với chi phí lao động ở các nước MNCs đặt trụ sở.
3. Marketing và bán hàng
Thị trường lớn với nhiều phân khúc là một mảnh đất màu mỡ để doanh nghiệp MNCs khai thác tạo thêm giá trị gia tăng cho mình. Ngoài ra ở các thị trường này, doanh nghiệp MNCs có lợi thế cạnh tranh lớn so với các doanh nghiệp trong nước, dễ áp dụng các phương thức marketing riêng tạo thêm nhiều lợi nhuận như bành trướng, nâng giá bằng cách tăng thêm mức độ “xa xỉ” của sản phẩm.
4. DV sau bán hàng
Các MNCs đặt dịch vụ sau bán hàng các quốc gia mới nổi, như trực tổng đài ở Ấn Độ, do yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ở mức khá, mạng lưới công nghệ phát triển, dễ dàng thiết lập một cơ sở quy mô phục vụ cho nhiều khu vực trên thế giới