Tình hình tài chính của Công ty TNHH BOYD Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp doanh nghiệp sản xuất công ty TNHH BOYD Việt Nam trường Đại học Công Nghiệp Hà Nộii (Trang 57)

2.4.1. Mục tiêu tài chính của Công ty TNHH BOYD Việt Nam

Tài chính doanh nghiệp là các quỹ bằng tiền tệ của doanh nghiệp. Hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này có thể là nhà cửa, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, các loại chứng khoán có giá trị cao...

Công tác tài chính của doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình cung ứng nguyên vật liệu không thực hiện tốt, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm giảm... sẽ làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn. Ngược lại, công tác tài chính tốt sẽ tác động thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng năng suất lao động. Chẳng hạn khi có đủ vốn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chủ động và thuận lợi hơn trong việc dự trữ cần thiết cho sản xuất cũng như cho tiêu thụ sản phẩm... Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích tình hình tài chính và đặt mục tiêu tài chính giữ vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp.

Công ty TNHH BOYD Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 đạt doanh thu hoạt động bán hàng là 160 tỉ đồng với lợi nhuận 12 tỉ đồng. Công ty kì vọng sẽ quản lý tốt nguồn chi phí, cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết, tận dụng đưa vào sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất hoạt động, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năm, mang lại nguồn doanh thu lớn.

2.4.2. Cơ cấu và diễn biến tài sản – nguồn vốn của Công ty TNHH BOYDViệt Nam Việt Nam

2.4.2.1. Tình hình sử dụng nguồn vốn và tài sản trong công ty TNHH BOYD Việt Nam

Bảng 2.4. Biến động về tài sản và nguồn vốn của công ty

Khoản mục Năm 2020 Năm 2021 Chênh Lệch

+/- %

TÀI SẢN

A. TSNH 9,632,133,258 9,824,391,407 192,258,149 2 I.Tiền và các khoản

tương đương tiền

880,542,322 1,188,155,360 307,613,038 34,93

II.Đầu tư tài chính ngắn hạn

1,845,678,229 2,230,194,527 384,516,298 20,83

III.Các khoản phải thu ngắn hạn

3,437,575,702 3,260,698,205 -176,877,497 -5,15

IV.Hàng tồn kho 2,557,033,380 2,334,013,927 -223,019,453 -8,72 V.TSNH khác 915,148,789 811,329,388 -103,819,400 -11,34

B. TSDH 18,972,034,130 17,249,401,116 -1,722,633,014 -9,08 I.Các khoản phải thu dài

hạn

30,761,304 34,606,467 3,845,163 12,5

II.TSCĐ 5,175,589,367 5,552,415,339 376,825,972 7,28 III. BĐS đầu tư 3,126,117,500 2,826,194,788 -299,992,712 -9,59 IV. TSDD dài hạn 8,989,991,041 8,159,435,838 -830,555,203 -9,24 V. Đầu tư tài chính dài

hạn 7,690,326 7,690,326 0 0 VI. TSDH khác 392,206,624 319,148,527 -73,058,097 -18,63 TỔNG TÀI SẢN 28,600,322,225 27,069,947,36 0 -1,530,374,865 -5,35 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 15,311,438,975 13,481,141,39 8 -1,830,297,577 -11,95 I.Nợ ngắn hạn 8,078,687,415 8,393,990,779 315,303,364 3,90 II. Nợ dài hạn 7,232,751,560 5,087,150,619 -2,145,600,941 -29,67 B. Vốn chủ sở hữu 13,288,883,249 13,588,805,96 2 299,992,712 2,26 I.VCSH 13,288,883,249 13,588,805,96 2 299,992,712 2,26

II.Nguồn kinh phí, quỹ khác

0 0 0 0

0

(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Về tài sản ngắn hạn, trong năm 2021, tài sản ngắn hạn tăng nhưng không đáng kể là 192,258,149 đồng, tương ứng với tỷ lệ 2% so với năm 2020. Việc tăng tài sản ngắn hạn năm 2021 so với 2020 này là do hầu hết các khoản mục đều tăng như: khoản mục tiền và các khoảng tương đương tiền năm 2021 tăng 307,613,038 đồng tương ứng với tỷ lệ 34,93%, đầu tư tài chính NH tăng 384,516,298 đồng tương ứng với tỷ lệ 20,83%. Tuy nhiên còn có các khoản mục giảm như: khoản phải thu NH giảm 176,877,497 đồng tương ứng tỷ lệ 5,15%, bên cạnh đó lượng hàng tồn kho của công ty cũng giảm 223,019,453 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 8,72%, còn các khoản TSNH khác giảm 103,819,400 đồng, với tỷ lệ 11,34% so với năm 2020. Qua phân tích ta thấy hiện trạng việc cất trữ tiền tại công ty khá lớn (tăng 34,93%). Nhìn chung, tổng tài sản ngắn hạn của Công ty có tăng nhưng tăng còn chậm.

Về tài sản dài hạn của công ty có sự suy giảm đáng lo ngại, năm 2021 giảm 1,722,633,014 đồng tương ứng 9,08 % so với năm 2020. Nguyên nhân của sự giảm này là do khoản BĐS để đầu tư giảm 299,992,712 đồng tương ứng 9,59%, Khoản TSDD giảm 830,555,203 đồng tương ứng giảm 9,24% và TSDH khác giảm 73,058,097đồng tương ứng 18,63%.

Nhìn chung tổng tài sản của công ty qua 2 năm qua có tăng nhưng không đáng kể, do tài sản ngắn hạn có tăng nhưng tài sản dài hạn lại giảm, điều này thể hiện rõ qua chênh lệch tổng tài sản của năm 2021 so với 2020 là 1,530,374,865 đồng, tương ứng 5,35%.

Đối với nguồn vốn, xét về mức chênh lệch ta thấy năm 2021, nợ phải trả giảm 1,830,297,577 đồng tương ứng 11,95% so với năm 2020. Trong giai đoạn này, nợ ngắn hạn của công ty tăng lên 315,303,364 đồng tương ứng 3,90% nhưng các khoản nợ dài hạn lại giảm mạnh tới 2,145,600,941 đồng tương ứng 29,67%.

Ngồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng nhưng không nhiều, năm 2021 chỉ tăng 299,992,712 đồng tương ứng với 2,26% so với năm 2020. Sự gia tăng này là do nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 299,992,712 đồng tương ứng 2,26%, còn các nguồn kinh phí, quỹ khác chi chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên hầu như không ảnh hưởng đến ngồn vốn chủ sở hữu.

Nhìn chung, nguồn vốn của công ty giảm mạnh do sự khó khăn từ nhiều yếu tố trong năm 2021 do vậy tổng nguồn vốn năm 2021 giảm 1,530,374,865 đồng tương ứng với 5,35% so với năm 2020

Bảng 2.5. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty

(ĐVT: Đồng)

Khoản mục Năm 2020 Năm 2021 Chênh

lệch tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) TÀI SẢN A, Tài sản ngắn hạn 9,632,133,258 33,67 9,824,391,407 36,29 2,62 B, Tài sản dài hạn 18,972,034,13 0 66,33 17,249,401,116 63,71 -2,62 TỔNG TÀI SẢN 28,600,322,22 5 100 27,069,947,36 0 100 NGUỒN VỐN A, Nợ phải trả 15,311,438,975 53,54 13,481,141,39 8 49,81 -3,73 B, Vốn chủ sở hữu 13,288,883,24 9 46,46 13,588,805,96 2 50,19 3,73 TỔNG NGUỒN VỐN 28,600,322,22 5 100 27,069,947,36 0 100 (Nguồn: Phòng Kế toán)

Qua bảng trên ta thấy, tài sản Công ty chủ yếu là tài sản dài hạn, loại tài sản này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty, chiếm tới 66,33% so với 33,675 của tài sản ngắn hạn năm 2020 và 63,71% so với 36,29% tài sản ngắn hạn năm 2021. Qua các năm, tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn có thay đổi nhưng không đáng kể, tài sản ngắn hạn năm 2021 tăng hơn 2,62% so với 2020.

Về nguồn vốn, năm 2020 nợ phải trả của Công ty chiếm 53,54% tổng nguồn vốn còn vốn chủ sở hữu chiếm 46,46%. Năm 2021 nợ phải trả chiếm 49,81% tổng nguồn vốn còn vốn chủ sở hữu chiếm 50,19%. Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm là không đáng kể. Đối với công ty các tỷ lệ như trên là hợp lý.

2.4.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính 2.4.2.2.1. Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Bảng 2.3. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Năm Tài sản ngắn

hạn

Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng

thanh toán hiện hành

2019 13,504,212,376 10,205,062,54 2

1,323

2020 9,632,133,258 8,078,687,415 1,192

2021 9,824,391,407 8,393,990,779 1,170

Hệ số thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói cách khác là tài sản lưu động của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy nhìn chung tình hình thanh toán của BOYD Việt Nam khá tốt.

Dựa vào bảng, hệ số thanh toán hiện hành năm 2019 là 1,323 nhỏ hơn so với 2020 là 1,192 và năm 2020 lớn hơn 2021 là 1,170. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty 3 năm gần đây có sự biến động nhưng nhìn chung vẫn duy trì ổn định.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Bảng 2.4. Hệ số khả năng thành toán nhanh

Năm Tài sản ngắn

hạn

Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh

2019 13,504,212,376 3,929,756,56 3 10,205,062,54 2 0.938 2020 9,632,133,258 2,557,033,38 0 8,078,687,415 0.876 2021 9,824,391,407 2,334,013,92 7 8,393,990,779 0.892

Hệ số thanh toán nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán. Hệ số thanh toán nhanh trong 3 năm 2019-2021 đều nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động có tính thanh toán nhanh của công ty nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn. Do vậy công ty có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Ta nhận thấy, hệ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán nhanh có sự chênh lệch lớn chứng tỏ hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản lưu động. Năm 2021 hàng tồn kho chiếm 29% tài sản lưu động, năm 2020 chiếm 26,55% tài sản lưu động, năm 2019 chiếm 23,76% tài sản lưu động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên số lượng mặt hàng bán đi của BOYD Việt Nam giảm.

Hệ số thanh toán tiền mặt = (Tiền + các khoản tương đương tiền) / Nợ ngắn hạn

Bảng 2.5 Hệ số thanh toán tiền mặt

Năm Tiền và tương

đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tiền mặt 2019 772,877,758 10,205,062,542 0.076 2020 880,542,322 8,078,687,415 0.109 2021 1,188,155,360 8,393,990,779 0.142

Hệ số thanh toán tiền mặt trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng vì lượng tiền có thể thanh khoản cho BOYD Việt Nam tăng lên, tuy nhiên vì doanh nghiệp môi giới bất động sản nên lượng tiền mặt không chiếm nhiều bằng tiền ảo, vì vậy khả năng thanh toán bằng tiền là rất thấp (cao nhất là 14,2%) và hầu như không được đánh giá cao.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay) / Lãi vay phải trả trong kỳ

Bảng 2.6. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Năm Lợi nhuận trước thuế

Lãi vay Hệ số khả năng

thanh toán lãi vay

2019 19,097,778,796 3,366,155,255 6.673

2020 20,282,258,065 4,758,064,516 5.263

2021 17,841,079,460 21,439,280,36 0

1.832

Trong 3 năm gần đây, hệ số thanh toán lãi vay của công ty cao nhất vào năm 2019 (6,673) vì lợi nhuận trước thuế cao hơn nhiều chi phí lãi vay. Vào năm 2021 hệ số này giảm xuống 1,832 do chi phí lãi vay càng tăng nhưng lợi nhuận lại giảm bất thường. Nhìn chung khả năng thanh toán lãi vay của BOYD Việt

Nam khá tốt cho thấy mức độ hoàn vốn tốt và lợi nhuận kinh doanh ổn định đủ chi trả lãi vay.

Hình 2.9. Khả năng thanh toán của BOYD Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Hhh0 Hn Htm Hlv 1 2 3 4 5 6 7 8

Khả năng thanh toán

2019 2020 2021

Chú thích

Hhh: hệ số thanh toán hiện hành Hn: hệ số thanh toán nhanh Htm: hệ số thanh toán tiền mặt Hlv: hệ số thanh toán lãi vay

2.4.2.2.2. Hiệu quả hoạt động - Tỷ số hoạt động tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho trung bình

Trong đó:

Hàng tồn kho năm trước + Hàng tồn kho năm nay Hàng tồn kho TB =

2

Số ngày tồn kho bình quân = 360/ Vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.7. Tỷ số hoạt động tồn kho

Năm Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho trung bình Vòng quay hàng tồn kho Số ngày tồn kho 2019 71,238,836,730 1,964,878,281 36 10 2020 56,088,709,677 1,278,516,690 44 8 2021 117,691,154,423 1,167,006,964 110 4

Năm 2021 chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao nhất hay số ngày tồn kho bình quân thấp nhất trong 4 năm chứng tỏ khả năng quản lý hàng tồn kho năm 2021 hiệu quả nhất. Nhìn chung 3 năm chỉ số này tăng mạnh cho thấy mức biến động hàng tồn kho không ổn định.

- Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / các khoản phải thu trung bình

Các khoản phải thu năm trước + các khoản phải thu năm nay Các khoản phải thu TB =

2

Số ngày thu tiền bình quân = 360 / Vòng quay các khoản phải thu

Bảng 2.8 Vòng quay khoản phải thu

Năm Các khoản phải thu TB

Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu Số ngày thu tiền bình quân 2019 1,961,033,118 104,190,519,808 53 6 2020 1,734,168,503 90,564,516,129 52 8 2021 1,647,652,336 135,232,383,808 82 4

Vòng quay các khoản phải thu trong giai đoạn 2019-2021 có sự biến động qua các năm. Kỳ thu tiền bình quân tăng mạnh trong năm 2020 nhiều hơn gấp đôi so với năm 2021. Điều này cho thấy BOYD Việt Nam đang thực hiện nới

lỏng chính sách bán hàng chịu cho khách hàng. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy công ty cùng chủ đầu tư cần có chính sách bán hàng phù hợp.

- Vòng quay khoản phải trả

Vòng quay khoản phải trả = Doanh số mua chịu / Phải trả bình quân

Trong đó:

Doanh số mua chịu = Giá vốn hàng bán

Phải trả năm trước + Phải trả năm nay Phải trả TB =

2

Số ngày các khoản phải trả bình quân = 360 / vòng quay các khoản phải trả

Bảng 2.9. Vòng quay khoản phải trả

Năm Doanh số mua chịu Khoản phải

trả nhà cung cấp Vòng quay khoản phải trả Số ngày trả tiền bình quân 2019 71,238,836,730 1,964,878,281 36 10 2020 56,088,709,677 1,553,445,843 35 9 2021 117,691,154,423 992,052,048 110 4

Năm 2019 và 2020 chỉ số này tương đương nhau. Năm 2021 vòng quay khoản phải trả cao nhất chứng tỏ BOYD Việt Nam quản lý các khoản nợ nhà cung cấp tốt.

Vòng quay tài sản lưu động = Doanh thu thuần / Tái sản lưu động bình quân Bảng 2.10. Vòng quay tài sản lưu động

Năm Tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần Vòng quay tài sản lưu động

2019 13,504,212,376 104,190,519,808 7.72

2020 9,632,133,258 90,564,516,129 9.4

2021 9,824,391,407 135,232,383,808 13.76

Năm 2021, mỗi đồng tài sản lưu động tạo ra 13.76 đồng doanh thu, cao nhất trong 3 năm. Hệ số này tăng đều qua các năm và thấp nhất trong năm 2019 (7.72) cho thấy hiệu quả BOYD Việt Nam sử dụng tài sản lưu động tăng do tài sản lưu động giảm dần. Nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là thấp vì nguồn tài sản của BOYD Việt Nam chủ yếu là tài sản dài hạn.

- Vòng quay tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần / Tài sản cố định bình quân

Bảng 2.11 Vòng quay tài sản cố định

Năm Tài sản dài hạn Doanh thu thuần Vòng quay tài sản lưu động

2019 17,403,207,635 104,190,519,808 5.99

2020 18,972,034,130 90,564,516,129 4.77

2021 17,249,401,116 135,232,383,808 7.84

Năm 2021, một đồng tài sản cố định tạo ra được 7,84 đồng doanh thu. Điều này cho ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty khá tốt. Trong 3 năm 2019-2021, vòng quay tài sản cố định có giảm trong năm 2020 (4,77) nhưng nó đã tăng lại vào năm 2021 chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định ngày càng tốt. Năm 2020 giảm chủ yếu là do doanh thu giảm. Nhìn chung nguồn tài sản chính tạo ra doanh thu cho công ty là tài sản cố định.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân Bảng 2.12. Vòng quay tổng tài sản Năm Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Vòng quay tài sản lưu động 2019 15,451,787,424 104,190,519,80 8 6.74 2020 14,300,161,112 90,564,516,129 6.33 2021 13,534,973,680 135,232,383,80 8 9.99

Năm 2021, 1 đồng tài sản tạo ra 9,99 đồng doanh thu lớn hơn so với năm 2019 (6,74) và 2020 (6,33). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của BOYD Việt Nam tăng giảm xem kẽ, không đồng đều. Nhìn chung 3 năm, khả năng tạo ra doanh thu từ tổng tài sản là tốt (>1) và đem lại hiệu quả kinh doanh ổn định.

Tóm lại trong 3 năm trở lại đây (2019-2021) hiệu quả sử dụng tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) của công ty dù đang ở mức khá tốt, tăng dần nhưng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp doanh nghiệp sản xuất công ty TNHH BOYD Việt Nam trường Đại học Công Nghiệp Hà Nộii (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w