Kết quả nghiên cứu tác động của một số nhân tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển của Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam tt (Trang 27 - 29)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả nghiên cứu tác động của một số nhân tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển của Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn

triển của Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2020

Sau khi thỏa các điều kiện kiểm định chuẩn đoán của mô hình ARDL Bounds Test, kết quả nghiên cứu tác động ngắn hạn và dài hạn được thể hiện như sau:

Bảng 4.17:Ước lượng hệ số dài hạn mô hình ARDL

(Biến phụ thuộc D(CBMDM))

Biến Hệ số Độ lệchchuẩn Thốngkê t Xác suất GDP 5,1791 1,8044 2,8708 0,0082*** INF -0,1236 0,2131 -0,5803 0,5669 M2 1,2085 0,6702 1,8031 0,0834* OPENM 0,1569 24,8387 0,6317 0,5333 SP -6,7514 5,3366 -1,2651 0,2175 FXM -3,1874 2,0063 -1,5887 0,1247 CRISIS -2,4981 10,4601 -2,3882 0,0248** ***,**,* cho biết mức ý nghĩa lần lượt ở 1%, 5% và 10%

Nguồn:Tính toán của tác giả trên phần mềm Eviews 10

Bảng 4.18: Kết quả tính toán tác động ngắn hạn bằng mô hình ECM

(Biến phụ thuộc D(CBMDM))

Biến Hệ số Độ lệchchuẩn Thống kê t Xác suất C -4,2798 0,5369 -7,9699 0,0000*** D(CBMDM(-2)) 0,1821 0,0862 2,1108 0,0450** D(GDP(-1)) -1,5718 0,3244 -4,8439 0,0001*** D(CPI) -0,5305 0,1674 -3,1683 0,0040**

D(M2) -0,3638 0,1217 -2,9884 0,0062*** D(M2(-3)) -0,3714 0,1354 -2,7422 0,0111** D(OPENM(-1)) -0,2139 3,7155 -5,7585 0,0000*** D(SP(-1)) 2,7283 0,5852 4,6616 0,0001*** D(FXM) -1,4149 0,2519 -5,6167 0,0000*** D(FXM(-1)) 0,5922 0,2726 2,1721 0,0395** D(CRISIS) -2,4948 1,8327 -13,6125 0,0000*** Hệ số điều chỉnh ECt-1* -0,3434 0,0284 -12,0693 0,0000*** EC = CBMDM - (5,1791*GDP -0,1236*INF + 1,2085*M2 + 0,1569*OPENM -6,7514*SP -3,1874*FXM -2,4981*CRISIS )

***,**,* cho biết mức ý nghĩa lần lượt ở 1%, 5% và 10%

Nguồn:Tính toán của tác giả trên phần mềm Eviews 10

Mô hình nghiên cứu giải thích được 89,87% sự phát triển của thị trường TPDN ở Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2020 bởi tác động của tăng trưởng kinh tế và các nhân tố kinh tế vĩ mô. Hệ số ECM = – 0,3434 có ý nghĩa 1%, cho thấy 34,34% sự khác biệt giữa giá trị ngắn hạn so với giá trị cân bằng dài hạn của CBMDM sẽ được điều chỉnh mỗi kỳ và thời gian hoàn tất sự điều chỉnh mất gần 9 tháng (2,9 quý). Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả trong ngắn hạn và dài hạn, tăng trưởng kinh tế, cung tiền M2 và khủng hoảng tài chính đều có tác động đến sự phát triển của thị trường TPDN. Trong đó, biến tăng trưởng kinh tế và cung tiền M2 có tác động thuận chiều, biến khủng hoảng tài chính có tác động nghịch chiều với sự phát triển của thị trường TPDN.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam tt (Trang 27 - 29)