5.1. Những diễn biến kinh tế vĩ mô trong thời gian gần đây tại Việt Nam
Qua một vài diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô cho thấy triển vọng kinh tế trung hạn ở Việt Nam vẫn tích cực, mặc dù nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của đợt dịch Covid – 19, GDP Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% cho cả năm 2021.
5.2. Môi trường kinh doanh và những trở ngại của doanh nghiệp Việt Namtrong giai đoạn gần đây trong giai đoạn gần đây
Môi trường kinh doanh có cải thiện nhưng tốc độ cải thiện còn chậm.
Một số trở ngại mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Ngoài vấn đề thủ tục hành chính, khảo sát doanh nghiệp Việt Nam năm 2016 do World Bank tiến hành cho thấy, cơ hội tiếp cận tài chính được coi là trở ngại nghiêm trọng nhất đối với 22% các doanh nghiệp khảo sát. Tiếp theo là cạnh tranh phi chính thức (17%) và trình độ thấp của người lao động (10%) thể hiện ở Hình 5.2, đây là những trở ngại lớn mà khối doanh nghiệp tư nhân đang phải đối mặt trong thời gian gần đây. Thứ hạng trên cho thấy các cấp quản lý cần quan tâm, tháo gỡ, đặc biệt là tìm cách tăng cường huy động các nguồn tài chính dài hạn, trong đó có nguồn vốn từ thị trường TPDN ở Việt Nam để hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
5.3. Triển vọng phát triển và những trở ngại của Thị trường trái phiếu doanhnghiệp Việt Nam nghiệp Việt Nam
Triển vọng phát triển Thị trường TPDN được đánh giá rộng mở trong những năm tới.
Thị trường TPDN phát triển tốt sẽ tạo cơ hội đa dạng hóa các công cụ tài chính phù hợp đáp ứng nhu cầu vốn cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
Có triển vọng phát triển, nhưng hiện nay, khuôn khổ quy phạm pháp luật dường như là trở ngại chính cho sự phát triển của thị trường TPDN còn non trẻ ở Việt Nam.
Công bố thông tin công khai về thị trường còn hạn chế. Thiếu văn hóa đánh giá định mức tín nhiệm trên cơ sở công khai thông tin đầy đủ cũng là yếu kém của thị trường TPDN Việt Nam. Hoạt động trên thị trường thứ cấp còn yếu kém, cơ chế và hạ tầng thị trường chưa được hoàn thiện.
5.4. Một số kiến nghị và giải pháp phát triển Thị trường Trái phiếu doanhnghiệp tại Việt Nam nghiệp tại Việt Nam
5.4.1. Giải pháp đối với Doanh nghiệp
Nâng cao nhận thức và khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu huy động vốn.
Chuẩn bị kĩ càng các yếu tố quan trọng khi doanh nghiệp chuẩn bị phát hành trái phiếu.
Hướng tới việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
5.4.2. Những kiến nghị đối với Cơ quan quản lý Nhà nước
Giữ vững môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng.
Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong quản lý thị trường TPDN.
Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức triển khai cơ chế chính sách mới nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường.
Nâng cao tính minh bạch và thanh khoản của thị trường TPDN thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường. Cơ quan quản lý cần nhanh chóng hoàn thiện và nâng cấp Chuyên trang thông tin về TPDN tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin; Xây dựng thị trường giao dịch thứ cấp chuyên biệt đối với TPDN phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc tổ chức hoạt động giao dịch TPDN riêng lẻ; Khuyến khích và phát triển hoạt động định mức tín nhiệm; Phát huy vai trò của nhà tạo lập thị trường; Thúc đẩy hoạt động của các định chế tài chính trung gian và dịch vụ tài chính.
Phát triển nguồn cung và cầu ổn định trên thị trường TPDN.
Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho TPDN.
Chú trọng, nâng cao công tác đào tạo trình độ chuyên môn và tuyên truyền về TPDN.
5.5.Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù nghiên cứu sinh đã cố gắng nghiên cứu nhưng Luận án vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, hạn chế về dữ liệu nghiên cứu. Mặc dù Luận án lựa chọn giai đoạn thu thập số liệu theo quý từ quý 1/2004 đến quý 4/2020 đã phản ánh khá đầy đủ quá trình phát triển của thị trường TPDN tại Việt Nam. Tuy nhiên, luận án hoàn thành vào năm 2022, nhưng do số liệu của thị trường TPDN và một số nhân tố vĩ mô năm 2021 chưa kiện toàn và công bố chính thức nên nghiên cứu chưa cập nhật được. Nếu có thể triển khai và cập nhật thêm bộ dữ liệu theo hướng mở rộng thời kỳ nghiên cứu thì có thể sẽ có thêm được các phát kiến mới thực sự có giá trị khoa học. Các nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu cho giai đoạn dài hơn.
Thứ hai, Số lượng đối tượng tiếp cận trong phương pháp định tính còn hạn chế vì thời gian thực hiện khảo sát không nhiều. Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo xin được mở rộng đối tượng khảo sát, gia tăng số lượng chuyên gia được phỏng vấn sâu trong ngành và số công ty phát hành trái phiếu.
Thứ ba, do hạn chế về năng lực nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu nên luận án chưa đánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố vi mô đến sự phát triển của thị trường TPDN. Vì vậy, các nghiên cứu sau có thể nghiên cứu, khai thác ở mảng này để làm rõ hơn các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường để từ đó rút ra những đề xuất cần thiết ở tầm vi mô.