Đặc điểm sinh lý của chó

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, phòng và trị một số bệnh trên chó tại sunny pet (Trang 27 - 30)

2.2.3.1. Thân nhiệt

Theo Vũ Như Quán (2013) [17], khi ở trạng thái bình thường thân nhiệt của chó là 37,5 - 390C. Sự điều hoà thân nhiệt được điều khiển bởi hệ thần kinh thông qua quá trình sinh nhiệt và toả nhiệt. Theo Trần Cừ và cs (1975) [2], nếu mất cân bằng giữa hai quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt thì con vật có thể rơi vào trạng thái bệnh lý.

Theo Hồ Văn Nam (1997) [10], khi con vật trong tình trạng bệnh lý tuỳ vào tính chất và mức độ của bệnh thì thân nhiệt có sự thay đổi khác nhau.

Khi mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hóa chất tác dụng, do giảm quá trình sinh nhiệt sẽ làm giảm thân nhiệt, hoặc sau cơn kịch phát của bệnh nhiễm khuẩn làm hạ huyết áp, trụy tim mạch, gặp trong các bệnh thần kinh bị ức chế nặng như thủy thũng não cũng dẫn đến thân nhiệt bị giảm.

Khi nhiệt độ môi trường quá cao, mắc bệnh cảm nắng, cảm nóng, các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, do ký sinh trùng... làm thân nhiệt tăng gây nên trạng thái sốt cao.

Các yếu tố như tuổi, tính biệt, mức độ vận động hay có thai,... có thể gây ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó ví dụ như: Con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành, con cái có thân nhiệt cao hơn con đực,....

Ý nghĩa chẩn đoán: Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [11], dựa vào

thân nhiệt của chó đo được ta có thể biết được mức độ sốt. Chó sốt nhẹ nếu thân nhiệt tăng 1 - 20C, khi thân nhiệt tăng lên đến 2 - 30C lúc đấy chó đã có hiện tượng sốt cao. Dựa vào diễn biến nhiệt độ của chó ta có thể làm một cơ sở để chẩn đoán sơ lược nguyên nhân, tính chất và mức độ tiên lượng, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt hay xấu.

2.2.3.2. Tần số hô hấp (lần/phút)

Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường. Việc thu nhận 02 vào và đào thải CO2 ra khỏi cơ thể là nhu cầu có tính chất sống còn đối với cơ thể.

Tần số hô hấp là số lần thở ra, hít vào trong một phút trong lúc con vật yên tĩnh. Tần số hô hấp bình thường của chó con từ 18 - 20 lần/phút, chó lớn từ 10 - 20 lần/phút.

Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [11], tần số hô hấp bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: Tuổi, cường độ trao đổi chất, giống, tuổi, tầm vóc, dinh dưỡng thời tiết, trạng thái sinh lý, trạng thái bệnh lý.

Theo Hoàng Toàn Thắng (2006) [20], khi huyết áp tăng thì hô hấp giảm và ngược lại; nhiệt độ cao gây thở nhanh; nhiệt độ lạnh đột ngột làm ngưng thờ một thời gian ngắn, rồi sau đó lại thở nhanh một thời gian; Cảm giác đau có thể gây ra các trạng thái thở nhanh, thở chậm hoặc ngưng thở phụ thuộc vào tính chất, cường độ, nguyên nhân, thời gian của cảm giác đau.

Ý nghĩa chẩn đoán: Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [11], ở trạng

thái bệnh lý tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Những bệnh làm diện tích hô hấp ở phổi hẹp đi (viêm phổi, lao phổi), làm phổi mất đàn tính

hồi (phổi khí thũng) làm phổi hoạt động hạn chế (chướng hơi dạ dày, đầy hơi ruột) hay những bệnh làm con vật sốt cao, thiếu máu nặng, bệnh ở tim, bệnh thần kinh hay quá đau đớn sẽ làm tần số hô hấp tăng. Trong trường hợp mắc các bệnh làm hẹp thanh khí quản (viêm, phù thũng), gây ức chế thần kinh (viêm não, u não, xuất huyết não, thủy thũng não) làm chức năng thận rối loạn, bệnh ở gan nặng, liệt sau khi đẻ hoặc các trường hợp sắp chết sẽ dẫn đến tần số hô hấp giảm.

2.2.3.3. Tần số tim mạch (nhịp tim)

Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút), tần số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể.

Nhịp tim bình thường của chó nhỏ 100 - 130 lần/phút, chó lớn 70 - 100 lần/phút.

Vị trí của tim theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [11], khoảng 3/5 trái tim ở bên trái, đáy tim nằm giữa ngực, đỉnh tim nghiêng về sau, xuống dưới đến phần sụn xương sườn thứ 6 - 7 có khi đến sụn xương sườn thứ 8, cách xương ức 1 cm.

Ý nghĩa chẩn đoán:

Theo Nguyễn Tài Lương (1982) [16], nhịp tim tăng trong một số bệnh như: Thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim,....

Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [11], mạch đập của con vật là một cơ sở để giúp người chuẩn đoán đưa ra kết luận về nguyên nhân gây ra bệnh ví dụ như: Các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp và các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng làm tăng mạch đập. Hay trong trường hợp bệnh làm tăng áp lực sọ não, huyết áp tăng hay do trúng độc hại sẽ làm cho mạch đập giảm.

2.2.3.4. Tuổi thành thục sinh dục và chu kỳ lên giống

Chó đực thành thục tính dục vào 10 tháng tuổi, những lần phóng tinh đầu tiên của chó đực vào lúc khoảng 8 - 10 tháng. Tuy nhiên, việc thụ tinh của chó đực có hiệu quả bắt đầu từ 10 - 15 tháng. Còn đối với chó cái thành thục vào 9 -15 tháng tuổi tùy theo giống.

Theo Vũ Như Quán (2011) [16], Sự hoạt động của chu kỳ sinh sản chó cái diễn ra như sau: Chó cái sau khi thay lông, thân thể béo khoẻ thì bắt đầu có hoạt động sinh dục, chu kỳ lên giống ở chó cái thường xảy ra 2 lần/năm, trung bình khoảng 6 - 8 tháng. Chó cái có thời gian động dục từ 12 - 21 ngày, thời kỳ phối giống thích hợp từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 13 sau khi có biểu hiện động dục.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, phòng và trị một số bệnh trên chó tại sunny pet (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w