Theo Tô Du, Xuân Giao (2006) [6], bệnh rất phố biến ở mọi loại chó xảy ra quanh năm, nhưng thường thấy nhiều vào mùa hè và mùa thu khi thời tiết nóng và mưa ăn ướt.
2.3.2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], nguyên nhân chủ yếu do:
Do chăn nuôi không đúng phương pháp, chó ăn phải thức ăn thối, mốc, lên men…, uống phải nước bẩn.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại kém vệ sinh cũng có thể làm cho có mắc bệnh. Chó trúng độc các loại hóa chất như: Photpho, thủy ngân, chì… gây viêm niêm mạc đường tiêu hóa.
Khi sức để kháng của cơ thể giảm, các loại vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa: Salmonella, E.coli... phát triển gây bệnh.
Hoặc có thể do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng đường ruột (giun, sán...).
2.3.2.2. Triệu chứng
- Khi viêm xảy ra ở dạ dày hoặc ruột non con vật tiêu chảy đôi khi có hiện tượng ói mửa.
- Vùng viêm đã lan tới ruột già và trực tràng làm con vật đi ỉa đau đớn.
- Phân lỏng có mùi hôi, tanh khó chịu. Phân có màu xanh đậm, nâu hoặc đen thì do xuất huyết ở dạ dày, ruột non nếu phân hồng nhạt hoặc đỏ tươi thì sự xuất huyết diễn ra ở ruột già.
- Chó nằm sấp, chống khuỷu 2 chân trước xuống, nhổm cao phần bụng sau, bồn chồn khó chịu.
- Nhu động ruột tăng lên hoặc do bụng đầy hơi nên ta có thể nghe thấy tiếng sôi bụng.
- Da kém đàn hồi, mắt trũng sâu do mất nước, mất điện giải. - Niêm mạc mắt và niêm mạc miệng nhợt nhạt do bị mất máu.
2.3.2.3. Điều trị
Tùy nguyên nhân gây bệnh ta có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: Amoxicillin, Gentamicin…
Dùng thuốc chống nôn: Atropin, Primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.
Cho uống thuốc Diosmectite giúp làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy.
Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: Paracetamol, Anagil.
Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B-complex, vitamin C, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12.
Truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer lactat, NaCl 0,9%, Glucose 5%. Liệu trình điều trị thường 3 - 5 ngày.