Chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quy trình không thể thiếu của bất kỳ trang trại chăn nuôi nào. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại trại, chúng tôi đã được quản lý trại phân công trực tiếp chăm sóc cho đàn lợn nái tại trại. Chúng tôi đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, cám nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt,... Và sau đây là kết quả tôi đã thực hiện được:
Bảng 4.2: Kết quả số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trang trại lợn Nguyễn Văn Khanh, Thanh Hà, Hải Dương
Tháng 8/2020 9/2020 10/2020 11/2020 12/2020 Tổng
Kết quả bảng 4.2 cho thấy, số lợn nái chửa, số lợn nái đẻ, nuôi con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng là 195 con. Số lợn đực giống 5 con do trại có 5 con đực giống nên từ đầu đến cuối đều là 5 con lợn giống đó.
Bảng 4.3: Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn
STT
Như vậy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy cần phải cho lợn nái giai đoạn mang thai ăn đúng bữa đúng giờ và đủ lượng cám dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái mang thai cho ăn 2 lần trong 1 ngày buổi sáng 7h30 cho ăn, buổi chiều 13h30 cho ăn tùy vào thể trạng con lợn mà cho ăn lượng cám phù hợp
Việc tắm chải cho lợn nái mang thai cũng vô cùng quan trọng và được thực hiện thường xuyên với những ngày nắng nóng và ấm áp hạn chế hoặc không tắm và mùa đông lạnh giá và trong 6 tháng thực tập tôi đã thực hiện được 90 lần (đạt tỷ lệ 100%).
Từ những công việc được làm ở trên tôi đã học hỏi được rất nhiều kỹ năng như:
- Cách điều chỉnh khẩu phần cám cho phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của từng con lợn nái giai đoạn mang thai, nắm bắt được thể trạng sức khỏe của từng con ở trong chuồng nuôi để có những biện pháp chăm sóc đặc biệt.
- Học được kỹ năng tắm chải cho lợn nái, nắm bắt được từng vùng tiểu khí hậu trong chuống nuôi để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.