Hình 1.11. Nồi nấu đường liên tục
1. Vỏ bọc
2. Tấm ngăn dọc
2’. Các vách ngăn ngang 3. Buồng ống truyền nhiệt 4. Bộ thu hồi 5. Ống xả đường non 6. Ống xả nhanh 7. Đầu gia cố 8. Buồng hơi 9. Hơi vào 10. Nước ngưng tụ ra 11. Khí không ngưng ra 12. Ống truyền nhiệt 13. Giống vào Nguyên tắc hoạt động:
- Nồi nấu đường chân không liên tục là một thiết bị được cấu tạo bằng vỏ bọc hình trụ nằm ngang mà việc gia nhiệt bên trong được bảo đảm bằng một hệ thống truyền nhiệt, bao gồm các ống chùm nằm ngang được sắp xếp theo các hàng thẳng đứng theo chiều dọc nồi.
- Kiểm tra tất cả các van an toàn. Mở ống dẫn hơi (9) nhẹ vào xông nhẹ áo hơi để tránh dãn nở thiết bị, đóng van hơi lại, sau đó mở van nước ngưng tụ (10). Trước khi tiến hành nấu, cần tạo độ chân không cho toàn hệ thống.
- Giống được cho vào nồi qua cửa (13) đến mức yêu cầu, tại đây nguyên liệu tiếp xúc trao đổi nhiệt với ống truyền nhiệt làm bốc hơi nguyên liệu, hơi bốc lên mang theo các cấu tử đường và được thu hồi lại bởi bộ thu hồi (4), khi kiểm tra
nồng độ chất khô, thể tích đã đạt đúng mức qui định thì ngừng cấp nhiệt và đường non được tháo ra ở ống xả (5) đưa đến thiết bị trợ tinh, trong quá trình trao đổi nhiệt hơi sẽ bị mất nhiệt ngưng tụ lại thành nước ngưng và được tháo ra ở cửa (10). Khí không ngưng thoát ra ở phần trên đầu gia cố (7).
Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm Nhược điểm
- Thiết bị dễ thao tác, vận hành. - Hiệu suất thu hồi đường cao.
- Cấu tạo phức tạp, khó sửa chữa.
Sự cố và cách khắc phục:
- Nồi đối lưu không tốt, số lượng tinh thể ít, nguyên liệu quá nguội hay có hạt. Bốc hơi nhanh, độ quá bão hoà tăng cao dẫn đến sinh bụi ở nồi đường. Để hạn chế hiện tượng này cần kiểm tra thường xuyên chân không, áp suất hơi đốt và nồng độ mẫu dịch. Khi cố định tinh thể phải nắm vững số lượng hạt.
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TRỢ TINH