Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại năm từ năm 7/2018 đến năm 12/2020 qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống sổ sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình đàn lợn thịt của trại lợn Phạm Văn Linh
Loại lợn Số lượng lợn qua các năm
2018 2019 12 – 2020
Lợn thịt 2400 2400 3500
(Nguồn trại lợn Phạm Văn Linh)
Số liệu bảng 4.1 cho thấy, quy mô đàn lợn thịt của trang trại có sự thay đổi của năm 2020, dao động 1100 con do trại đã mở rộng thêm. Quy mô này phù hợp với diện tích hệ thống chuồng nuôi. Đàn lợn nuôi tại trang trại đảm bảo mật độ nuôi hợp lý (1,12 m2/1 lợn), điều đó có tác dụng tốt trong việc nâng cao sức khỏe cho đàn lợn và đảm bảo vệ sinh thú y, góp phần làm giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh và tỷ lệ chết.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại
4.2.1. Kết quả nuôi dưỡng
Trong quá trình thực tập tại trại, em đã trực tiếp thực hiện quy trình nuôi dưỡng 330 lợn thịt trong giai đoạn từ 4 tuần tuổi đến xuất bán (21 tuần tuổi). Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty GreenFeed tự sản xuất, bao gồm các loại thức ăn: GF01, GF02, GF03, GF04. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng trình bày tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng Loại thức ăn cho ăn Thành phần dinh dưỡng Tuần tuổi tương ứng Số lợn (con) Khối lượng thức ăn cho ăn
(kg/con/giai đoạn)
Tổng khối lượng thức ăn cho lợn ăn
đến xuất chuồng (kg/đàn) GF01 ME: 3400 Kcal Pr %: 21 Từ tuần 4 -tuần 6 330 5 1650 GF02 ME: 3350 Kcal Pr%: 20 Từ tuần 7 - tuần 10 326 25 8150 GF03 ME:3200 Kcal Pr %: 19 Từ tuần 11 - tuần 13 322 75 24150 GF04 ME:3100 Pr %:18.5 Từ tuần 14 đến xuất bán (21 tuần tuổi) 320 104 33280
Trong suốt thời gian thực tập tại trại, em đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi 330 ( chết mất 10 con) lợn thịt và lần lượt cho ăn các loại thức ăn GF01, GF02, GF03, GF04 cho đến khi lợn đủ điều kiện để xuất chuồng, đảm bảo về khối lượng theo tiêu chuẩn của công ty 112kg/con.
4.2.2. Kết quả công tác chăm sóc đàn lợn
Trong quá trình thực tập tại trại, em đã thực hiện chăm sóc đàn lợn theo quy trình của trại. Kết quả thực hiện quy trình trình chăm sóc đàn lợn được trình bày tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc đàn lợn
STT Công việc Thời gian thực hiện
Khối lượng thực hiện
(lần)
1 Kiểm tra sức khỏe lợn 7h00 sáng và 13h30 chiều 238 2 Kiểm tra máng ăn và
vòi nước uống 7h10 sáng và 13h40 chiều 238 3 Vệ sinh chuồng trại 7h30 sáng và 14h30 chiều 238 4 Cho lợn ăn 9h sáng và 4h chiều hàng ngày 238
5 Lau máng ăn Một tuần một lần 23
6 Rửa chuồng, tắm lợn Đột xuất 2
7 Làm vắc - xin Buổi sáng 2
8 Xuất lợn Buổi sáng và buổi tối 12
Kết quả bảng 4.3 cho thấy, trong thời gian thực tập, em đã tham gia vào tất cả công việc chăm sóc đàn lợn thịt, như: kiểm tra sức khỏe đàn lợn, kiểm tra vòi nước uống, vệ sinh chuồng trại, cho lợn ăn hàng ngày và một số công việc khác theo định kỳ hoặc đột xuất, như: lau máng ăn, cách ly lợn ốm, rửa chuồng, tắm lợn, làm vắc xin, xuất lợn, sát trùng nước uống…Thông qua quá trình trực tiếp thực hiện quy trình chăm sóc đàn lợn tại trại, em đã nâng cao sự hiểu biết và tay nghề chăm sóc lợn thịt, cụ thể là:
- Đối với công việc vệ sinh máng ăn: lợn nuôi theo mô hình chăn nuôi công nghiệp, do đó hệ thống máng ăn và máng uống là hoàn toàn tự động, việc cọ rửa vệ sinh máng ăn, máng uống cho lợn là rất ít, phần lớn sau một lứa lợn xuất chuồng mới phải tiến hành cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống. Ngoài ra, việc rửa máng ăn chỉ thực hiện trong trường hợp khi cọ rửa chuồng, nước bắn vào máng ăn làm ướt máng để tránh làm cho thức ăn bị mốc do máng ăn bị ướt.
- Việc kiểm tra vòi uống, nhất là các núm uống, phải thực hiện hàng ngày để đảm bảo hệ thống máng nước tự động luôn có nước cung cấp cho lợn. Ngoài ra, cần phải kiểm tra màu sắc của nước uống (trong hay đục) để từ đó xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước một cách nhanh nhất và hiệu quả.
- Công việc rửa chuồng và tắm cho lợn cũng được quan tâm. Tuy nhiên ở trại hiện nay đang áp dụng theo phương pháp mới, hạn chế việc tắm cho lợn, khi lợn bẩn thì chỉ phụt nước rửa những phần cơ thể bị bẩn, trong trường hợp quá bẩn thì mới tiến hành tắm cho lợn. Đối với mùa đông, trại thường hạn chế việc tắm cho lợn, chỉ tiến hành tắm vào những ngày nắng ấm, từ khoảng thời gian 10 – 11h trưa, tùy vào nhiệt độ của từng ngày.
- Pha clorin vào nguồn nước rất quan trọng. Nếu nước không được xử lí khi lợn uống sẽ rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là rất dễ bị tiêu chảy nếu uống phải nước bẩn, sau khi bơm nước lần lượt vào 2 bể lắng sẽ xử lý ngay clorin rồi để 24h sẽ bơm lên téc nước.
4.2.3. Kết quả nuôi sống lợn qua các tháng tuổi
Cùng với việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, em đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn qua các tháng tuổi để biết được chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc có phù hợp không. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn được trình bày tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi Tháng tuổi Số lợn theo dõi
(con)
Số lợn sống (con)
Tỷ lệ nuôi sống (%) 1 330 326 98,78 2 326 322 98,77 3 322 320 99,37 4 320 320 100 5 320 320 100 Tính chung 330 320 96,69
Số liệu bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn ở tháng thứ 2 thấp nhất là 98,78% (lúc 1 tháng tuổi) sau đó tăng dần theo độ tuổi, đến 100,00% (lúc 5 tháng tuổi). Điều này phù hợp với quy luật phát triển của lợn là khi tuổi lợn càng tăng thì chức năng sinh lý càng hoàn thiện, sức khỏe, sức kháng bệnh càng cao.
Tỷ lệ nuôi sống của lợn đạt mức cao ở tất cả các tháng tuổi nuôi dưỡng (98,78 - 100,00%) và đạt tỷ lệ nuôi sống của toàn quá trình nuôi dưỡng là 96,69%, vượt mức chỉ tiêu định mức của công ty cổ phần GreenFeed (tỷ lệ nuôi sống là 93,00%).
Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của lợn ở bảng 4.4 cho thấy quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của trại là hợp lý, góp phần nâng cao sức khỏe của lợn và tỷ lệ nuôi sống.
4.3. Kết quả công tác vệ sinh phòng và trị bệnh
4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi
Vệ sinh trong chăn nuôi là một trong các khâu quyết định tới sự thành bại của chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…
Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh theo quy định của Trại. Hàng ngày, tiến hành dọn vệ sinh các ô chuồng, quét lối đi lại trong chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng và quét vôi nước hành lang trong chuồng, đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.
Cùng với việc quét dọn, lau chùi, diệt khuẩn bằng vôi bột, chuồng trại còn được định kỳ tiêu độc bằng thuốc sát trùng omnicide pha với tỷ lệ 1/200; tắm sát trùng cho lợn với tỉ lệ pha 1/3200. Kết quả thực hiện vệ sinh chăn nuôi được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi STT Công việc Lần/ Tuần Số tuần Theo kế hoạch (lần) Kết quả thực hiện (lần) So với kế hoạch (%) 1 Quét mạng nhện 1 23 23 23 100 2 Vệ sinh nhà thuốc 2 27 54 52 96,30
3 Vệ sinh kho thức ăn 2 27 54 53 98,15
4 Vệ sinh máng ăn 1 23 23 23 100
5 Phun thuốc sát trùng 2 23 46 46 100 6 Quét vôi đường dẫn thức
ăn, hành lang chuồng 2 23 46 72 156,52 7 Rắc vôi bột xung quanh
chuồng và cổng 2 27 54 88 162,96
Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, công tác vệ sinh chăn nuôi được thực hiện nghiêm theo đúng quy trình, khối lượng công việc thực hiện đều đạt từ 96,30% kế hoạch trở lên, đặc biệt công tác rắc vôi bột xung quanh chuồng và cổng đạt 162,96 % kế hoạch, công tác quét vôi đường dẫn, hành lang chuồng đạt 156,52 % kế hoạch.
Do làm tốt công tác vê sinh chăn nuôi, nên suốt quá trình nuôi dưỡng không xảy ra bệnh dịch, sức khỏe của lợn được đảm bảo tốt, góp phần nâng cao tỷ lệ nuôi sống vượt chỉ tiêu công ty giao (96,69 % so với 93,00
4.3.2. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh bằng vắc xin
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được trại quan tâm thực hiện một cách tích cực, chủ động, đúng lịch trình. Một trong các biện pháp phòng bệnh chủ động, đạt hiệu quả cao là phòng bệnh bằng vắc xin. Trong quá trình thực tập
tại trại, em đã cùng với cán bộ kỹ thuật thực hiện đầy đủ việc phòng bệnh bằng vắc xin trên đàn lợn thịt. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin được trình bày tại bảng 4.6
Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại Loại Vắc xin Số lượng (con) Tuần tuổi
Kết quả (an toàn) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Dịch tả 330 5 330 100 Lở mồm long móng 326 7 326 100
Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã tham gia tiêm hai loại vắc xin phòng bệnh dịch tả và lở mồm long móng. Cụ thể là đã tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn cho 330 lợn và tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng cho 327 lợn thịt; 100% lợn được tiêm phòng 2 loại vắc xin trên đều an toàn.
4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh gặp trên đàn lợn
Trong thời gian thực tập, em đã cùng với cán bộ kỹ thuật của trại theo dõi, phát hiện và chẩn đoán lợn mắc bệnh. Qua quá trình chẩn đoán, em đã xác định lợn ở trại chỉ mắc 03 loại bệnh, đó là bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng loại bệnh.
Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh trên đàn lợn thịt được trình bày tại bảng 4.7 và 4.8.
Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn thịt STT Loại bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Biểu hiện Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 Viêm phổi 330 35
Lợn sốt cao, lông xù, ngồi thở như chó, thở thể bụng, ho khan, có con ho ra tiếng.
10,6
2 Tiêu
chảy 326 30
Lợn đi ngoài phân lỏng, nền chuồng có mùi tanh và chua có màu vàng, một số con phân loảng dính vào hậu môn, đuôi, lợn ủ rũ, mỏi mệt.
9,2
3 Viêm
khớp 320 15
Lợn có biểu hiện đau chân, đi lại khập khiễng, què, các khớp chân trước, sau và mắt cá chân thường sưng phồng.
4,7
Số liệu bảng 4.7 cho thấy, trong tổng số 330 lợn theo dõi có 35 lợn mắc bệnh viêm phổi, chiếm 10,6%; 30 lợn mắc bệnh tiêu chảy, chiếm 9,1% và 15 lợn mắc bệnh viêm khớp, chiếm 4,5%. Như vậy, lợn ở trại có tỷ lệ mắc các loại bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp khá thấp so với tình hình chung. Điều đó cho thấy, công tác vệ sinh, phòng bệnh của trại thực hiện khá tốt.
Bảng 4.8. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn thịt Loại bệnh
Số lợn điều trị
(con)
Phác đồ điều trị (con)
Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Viêm phổi 35
Gen ta – Tylo + Brom Hexine, 1 ml/10 kgTT, tiêm
bắp 5 ngày liên tục
31 88,57
Tiêu chảy 30 Tia K.C 1ml/10 kg TT, tiêm
bắp 5 ngày liên tục 26 86,67 Viêm khớp 15 Pendistrep LA + Dexamethason 1 ml/10 kg TT, tiêm bắp từ 5 lần mỗi lần cách nhau 1 ngày 13 86,67
Số liệu bảng 4.8 cho thấy, sử dụng các phác đồ của trại để điều trị các bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp cho lợn thịt có hiệu quả điều trị cao (tới 88,57% lợn được điều trị khỏi bệnh). Cụ thể là, có 31/35 lợn bị viêm phổi được khỏi bệnh, 26/30 lợn bị tiêu chảy được điều trị khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 86,67% và 13/15 lợn viêm khớp được điều trị khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 86,67%. Điều đó cho thấy, phác đồ điều trị bệnh cho lợn thịt của trại là hợp lý, công tác vệ sinh, hộ lý tốt đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cho lợn.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Phạm Văn Linh – huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc, em rút ra một số kết luận sau:
Trại có quy mô đàn lợn ổn định và phù hợp với cơ sở vật chất, hệ thống chuồng nuôi khép kín, hiện đại, hệ thống các công trình phục vụ và trang thiết bị khá đồng bộ, hiện đại, đáp ứng mô hình chăn nuôi công nghiệp.
Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của trại tư nhân. Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng đạt 96,69%, vượt chỉ tiêu của Công ty giao 3,69%
Công tác vệ sinh chăn nuôi và phòng bệnh được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình, đảm bảo kỹ thuật: 100% lợn được tiêm phòng bệnh dịch tả, lở mồm long móng; kết quả tiêm phòng bệnh đảm bảo an toàn 100,00%; không để xảy ra dịch bệnh trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Tỷ lệ lợn mắc các loại thấp, chỉ có 10,60% lợn mắc bệnh viêm phổi; 9,2%lợn mắc bệnh tiêu chảy và 4,6% lợn mắc bệnh viêm khớp.
Sử dụng phác đồ điều trị của trại cho kết quả điều trị khỏi bệnh rất cao: 82,85% lợn khỏi bệnh viêm phổi; 86,67% lợn khỏi bệnh tiêu chảy và 86.67% lợn khỏi bệnh viêm khớp.
5.2. Đề nghị
Qua thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Phạm Văn Linh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, em có một số đề nghị như sau:
Về công tác vệ sinh thú y: Xây dựng riêng ô cách ly lợn ốm để giảm sự tiếp xúc và khuếch tán mầm bệnh cho đàn lợn khỏe.
Về công tác phòng bệnh: tiến hành chủng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn đúng quy trình.
Tiếp tục cho sinh viên khóa sau về các trại thực tập để nâng cao tay nghề, có kiến thức tốt hơn về chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn
Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp
chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVI số 2, Hội Thú y Việt Nam.
2. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65
3. Đoàn Thị Kim Dung (2004), “Sư ̣biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều tri”,̣ Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Chí Dũng (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn
E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện
pháp phòng trị”,Luận án Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
5. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), “Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli gây hội