Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho gà lai chọi nuôi tại trại gà lê thành sự tại xã đỗ sơn, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 30)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con, chăn nuôi theo phương thức quảng canh nên năng suất thấp. Trong những năm gần đây, do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đã phát triển nhanh và đạt được những tiến bộ rõ rệt. Để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng muốn có giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc và ngoại hình giống với gà địa phương, các nhà khoa học nước ta đã dày công lai tạo các giống gà lông màu nhập nội với gà địa phương nhằm tạo ra con lai có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng phải đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.

Theo Đào Văn Khanh (2000) [5] các giống gà lông màu được nuôi tại Thái Nguyên như: Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng được nuôi ở các địa phương đều thích nghi với điều kiện nuôi chăn thả và có mức nhiễm bệnh thấp, dễ nuôi, giống Kabir có sự sinh trưởng nhanh nhất sau đó đến Lương Phượng, Tam Hoàng, tiêu tốn thức ăn của cả 3 đều thấp, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở nông thôn.

Tuy nhiên chăn nuôi gà phát triển mạnh thì ảnh hưởng của dòng giống, mùa vụ và dịch bệnh xảy ra cũng là một vấn đề lớn cần giải quyết vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi.

Ở nước ta các công trình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mùa vụ đối với gà thịt cũng được quan tâm đến.

Theo Đào Văn Khanh (2000) [5] cho biết, khi nghiên cứu năng suất thịt của gà broiler, sinh trưởng của gà Broiler cả trống và mái vào mùa thu là tốt nhất, tiếp sau đó là mùa đông, thấp nhất ở mùa hè. Khối lượng cơ thể của gà mái và gà trống đều đạt cao nhất vào mùa thu, thấp nhất ở mùa hè. Sự chênh lệch về khối lượng cơ thể nuôi ở các mùa đối với gà trống rõ hơn gà mái. Ở 84 ngày tuổi chênh lệch về khối lượng giữa mùa thu so với mùa hè: gà trống là 296,72g, gà mái là 261,76g; chênh lệch mùa đông so với mùa hè: gà trống là 233,16g, gà mái là 93,1g; chênh lệch giữa mùa thu so với mùa đông: gà trống là 63,58g, gà mái là 252.

Ảnh hưởng của dịch bệnh là điều mà tất cả mọi người đều rất quan tâm vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới vật nuôi mà còn lây lan dịch bệnh, giảm hiệu quả chăn nuôi và gây thiệt hại kinh tế.

Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001) [14], tác nhân gây bệnh CRD là Mycoplasma gallisepticum, tỷ lệ nhiễm bệnh ở miền Bắc Việt Nam là 51,6% ở gà thương phẩm, còn gà giống là 10%, tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 - 30%.

Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [6] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14% và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E.coli,... đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao.

Hoàng Huy Liệu (2002) [30] cho biết, bệnh CRD do 3 loài Mycoplasma

gây ra: Mycoplasma gallisepticum, Mycoplasma synoviae, Mycoplasma

meleagridis. Nhưng chủ yếu là loài Mycoplasma gallisepticum. Mycoplasma

có nghĩa là “dạng nấm”, nhìn dưới kính hiển vi thì giống như tế bào động vật nhỏ, không nhân; gallisepticum có nghĩa là “gây độc cho gà mái”. Điều này được thấy rõ tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà đẻ trứng rất cao và sản lượng trứng bị giảm đáng kể.

Hoàng Hà (2009) [28] cho biết, trong tự nhiên thời gian ủ bệnh CRD từ 3 - 8 tuần tuổi. Bệnh CRD rất phổ biến ở gà và tỷ lệ gà bị nhiễm bệnh này là rất cao: 10 - 15% (ở đàn gà giống), 30 - 40% (ở đàn gà thịt) và 70 - 80% (ở đàn gà đẻ).

Nguyễn Lân Dũng và cs (2007) [1] cho biết, năm 1898, Nocard và cs lần đầu tiên phân lập được Mycoplasma từ bò bị bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm. Khi đó được gọi là vi sinh vật viêm màng phổi (PPO:

Pleuropneumonia organism). Về sau người ta tiếp tục phân lập được PPO từ

các động vật khác và đổi tên là vi sinh vật loại viêm màng phổi (PPLO: Pleuropneumonia like organism). Từ năm 1955, PPO và PPLO được chính thức đổi thành Mycoplasma.

Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Xuân Lưu (2006) [2] cho biết: tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà Hồ thương phẩm từ 1 - 12 tuần tuổi nuôi theo phương thức bán công nghiệp là 3,23 kg. Gà địa phương lông cằm ở Lục Ngạn, Bắc Giang trong thời gian nuôi từ 1 - 15 tuần tuổi, có mức thu nhận thức ăn trung bình là 51,85 g/con/ngày và tiêu tốn thức ăn trung bình là 3,34 kg thức ăn/kg tăng khối lượng (Nguyễn Bá Mùi và cs 2012) [8]. Nguyễn Hoàng Thịnh và cs (2016) [11] đã ước tính tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà nhiều ngón nuôi chăn thả sau 16 tuần tuổi là 3,57 kg.

Tuy nhiên chăn nuôi gà phát triển mạnh thì ảnh hưởng của dòng giống, mùa vụ và dịch bệnh xảy ra cũng là một vấn đề lớn cần giải quyết vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi.

Theo Trần Văn Hòa (2001) [4] gà nhiễm cầu trùng bằng con đường duy nhất là miệng thông qua những chất mà gà thường xuyên tiếp xúc như: thức ăn, chất độn chuồng, phân, bụi... Mặc dù bình thường, bệnh cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh cải tiến trong đó một số lượng lớn gà nuôi chung với nhau. Điều quan trọng là phải biết rằng bất kỳ điều kiện nào dẫn tới việc nuôi

quá đông và tích tụ ô nhiễm phân trong môi trường đều có thể là tiền đề của căn bệnh quan trọng này, vì vậy các ổ dịch bệnh cầu trùng có thể xảy ra ở thôn xóm cũng như ở các xí nghiệp hiện đại.

Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2000) [15] cho biết bệnh lây truyền chủ yếu qua phân và bệnh phân tán noãn nang ra môi trường bên ngoài và gà cảm nhiễm ăn phải. Noãn nang của cầu trùng rất bền vững ở môi trường bên ngoài, các chất sát trùng thông thường rất ít có tác dụng hoặc tác dụng rất hạn chế.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới

Brandsch và Billchel, (1978) [16], tốc độ mọc lông là tính trạng di truyền liên quan tới đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh, thành thục về thể vóc sớm thì chất lượng thịt tốt hơn.

Tác giả Arbor Acres (1993) [22] khuyến cáo: với gà broiler giết thịt sớm 38 – 42 ngày tuổi, từ 1 ngày tuổi đến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ cường độ chiếu sáng 20 lux, từ ngày thứ 4 trở đi thời gian chiếu sáng 23/24 giờ cường độ chiếu sáng 5 lux, với gà broiler nuôi dài ngày 49 – 56 ngày thời gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 – 18 là 14 giờ; ngày 19 – 22 là 16 giờ; ngày 23 – 24 là 18 giờ và ngày 25 đến kết thúc là 24 giờ.

Kojima và cs (1997) [20] đã sử dụng phương pháp PCR để phát hiện mầm bệnh thuộc 9 loài Mycoplasma của gia cầm trong vắc xin sống tạo từ phôi gà với độ nhạy cảm khá cao. Tuy nhiên, chưa có một cặp mồi nào được khẳng định là đặc trưng cho toàn bộ lớp mollicus mà không nhân lên các loại vi khuẩn khác.

Woese và cs, (1980) [23] đã phân tích, so sánh trình tự gen 16S rARN của đại diện các giống Mycoplasma, Spiroplasma, Acholeaplasma và họ cho rằng, các giống này được tiến hóa ngược từ một nhánh vi khuẩn yếm khí là tổ tiên của họ BacillusLactobacillus ngày nay.

Yogev và cs (1988), [21] đã sử dụng mẫu dò trên gen rARN để phát hiện sự khác nhau bên trong và giữa hai loài MG và loài MS.

Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung, (2002) [6] cho biết, năm 1984 Glison và Kleven đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vắcxin nhược độc và vắcxin chết nhằm khống chế lây truyền MG qua trứng.

Theo tài liệu của Chambers J. R, (1990) [19], thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.

Theo Siegel và Dumington, (1978) [24], thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà mọc lông nhanh thì gà mái mọc lông nhanh hơn gà trống.

Kolapxki và Paskin, (1980) [18] cho biết, bệnh cầu trùng gà là một bệnh ở gà con từ 10 – 18 ngày tuổi. Đôi khi bệnh cũng có ở gà 4 – 6 tháng tuổi. Trong điều kiện các cơ sở chăn nuôi gia cầm, gà 3 – 4 tuần tuổi nhạy cảm và nhiễm cầu trùng nặng nhất với tỷ lệ chết cao.

Theo Orlow, (1975) [17] cho biết, bệnh cầu trùng chủ yếu ở gia cầm non. E. tenella là loài gây bệnh mạnh nhất, phổ biến nhất ở gà một tháng tuổi.

E. maxima gây bệnh cho gà từ 1,5 – 2 tháng tuổi. Gia cầm non mắc bệnh, gia

cầm lớn là vật mang trùng. Chuồng trại chật, ẩm ướt, thức ăn thiếu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, diễn biến bệnh nặng thêm. Các ổ dịch cầu trùng thường thấy vào mùa xuân và mùa thu.

Winkler G và Weinberg M. D, (2002) [25] cho biết: các nhà vi trùng học đã phân loại hơn 170 nhóm huyết thanh E. coli khác nhau. Trong mỗi một nhóm có 1 hay nhiều serotype. E. coli O157H7 được trung tâm giám sát dịch bệnh của Mỹ phát hiện đầu tiên vào năm 1975, sau 8 năm E. coli O157H7 mới xác định chắc chắn là nguyên nhân gây bệnh viêm ruột. Đặc biệt năm 1982, một số ổ dịch ngộ độc thực phẩm bao gồm cả trường hợp bị dung huyết dạ dày, ruột. Với kết quả này, người ta xác định rõ E. coli O157H7 là vi khuẩn gây dung huyết.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Gà Lai Chọi (♂ Chọi x ♀ Lương Phượng), tổng đàn là 9000 con.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: trang trại gà nhà ông Lê Thành Sự, xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

- Thời gian tiến hành: từ ngày 03/8/2020 đến ngày 3/01/2021.

3.3. Nội dung tiến hành

- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc.

- Thực hiện quy trình phòng bệnh và sử dụng vắc xin tại trại. - Tham gia chẩn đoán và điều trị.

- Các công tác khác.

3.4. Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin

- Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn cho ăn, phát hiện những con mắc bệnh, chẩn đoán và điều trị.

- Theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn gà.

Bảng 3.1. Chế độ ăn cho gà tại trại

Ngày tuổi Thức ăn Liều lượng thức ăn

(gam /con/ngày)

1 – 54 Bioplus-B21 Ăn tự do

55-100 Bioplus-B26 Ăn tự do

100 đến xuất bán Bioplus-B23 Ăn tự do

Ở mỗi giai đoạn tuần tuổi khác nhau nhu cầu đáp ứng dinh dưỡng cho gà cũng khác nhau. Do đó thức ăn của Công ty CP Đầu Tư Greenfarm Việt Nam đảm bảo đầy đủ về tiêu chuẩn này. Điều này được thể hiện thông qua bảng 4.2.

Bảng 3.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gà tại cơ sở Thành phần Đơn vị tính Giai đoạn 1-54 ngày tuổi Giai đoạn 55-100 ngày tuổi Giai đoạn 100 ngày tuổi đến xuất bán Năng lượng

trao đổi (ME) Kcal/kg 3.050 3.150 3.050

Protein thô (CP) % 21,0 18.5 17.5 Ca (Min - Max) % 0,7 – 1,2 0,7 – 1,2 0,7 – 1,2 P (Min) % 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2 Xơ thô (CF) (max) % 4,0 4.5 5.0 Độ ẩm (Max) % 13,0 13,0 13,0 Lysine (min) % 1,15 0,95 0,75 Kháng sinh % 0 0 0

Bảng 4.2 thể hiện chi tiết hàm lượng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho gà từng giai đoạn nuôi theo quy định của Công ty CP Đầu Tư Greenfarm Việt Nam

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ nuôi sống (%)

Tỷ lệ nuôi sống = ∑ số gà cuối kỳ (con)

x 100 ∑ số gà đầu kỳ (con)

- Tiêu tốn thức ăn tăng khối lượng cho gà trong từng tuần FCRw = Khối lượng thức ăn trong tuần (kg)

Khối lượng gà tăng trong tuần (kg)

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được được tính toán bằng các công thức toán học thông thường và phần mềm Microsoft Exel.

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trại gà của ông Lê Thành Sự, xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ được sự giúp đỡ tận tình của gia đình và các cán bộ kỹ thuật, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau:

4.1.1. Quy trình chăm sóc

* Các công tác chuẩn bị và quy trình nhập gà giống về trại

- Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà

Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 12 - 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, dùng vòi áp suất cao xịt rửa sạch sẽ nền, mái, tường lưới, bạt cả bên trong lẫn bên ngoài chuồng, sau đó quét lại bằng nước vôi. Xịt rửa, quét, hót, dọn sạch hệ thống cống rãnh thoát nước, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng terminator.

Rải trấu làm đệm lót, phun thuốc sát trùng đệm lót. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: máng ăn, máng uống, tôn úm… đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng, và phơi khô trước khi đưa vào chuồng nuôi. Chuẩn bị lò đốt than, than, đèn úm, cám cho gà từ 1 ngày tuổi. Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng nếu thấy cháy hỏng thì phải thay mới, đảm bảo đủ ảnh sáng cho gà.

Quây bạt kín nơi tiến hành úm gà để giữ nhiệt độ tốt trong những ngày đầu. Bạt có thể nâng lên hoặc hạ xuống để tiện trong việc giữ nhiệt hoặc thoát bớt nhiệt. Dùng khung úm chia ô, quây thành hình vuông diện tích khoảng 16m2 mỗi ô tương ứng với 600 gà con.

- Quy trình chọn giống

Tiến hành chọn những con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo khối lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 33 - 36 gram.

- Quy trình kiểm tra

Khi nhận gà về trại phải kiểm tra và lưu giữ bản sao giấy kiểm dịch động vật, kiểm tra tình trạng hộp gà còn nguyên vẹn hay không, kiểm tra tình trạng niêm phong của đơn vị cung cấp giống, kiểm tra ngày tháng xuất hàng đóng dấu trên hộp đựng gà, kiểm tra giấy trứng nhận tiêm phòng.

* Quy trình chăm sóc gà theo từng giai đoạn

- Giai đoạn úm gà con: gà từ 1 - 28 ngày

Trước khi nhập gà em được kỹ thuật trại hướng dẫn phải quây úm gà con đủ rộng cho gà có thể thoải mái di chuyển không quá to cũng không quá nhỏ. Thắp bóng đèn úm sưởi, đốt than,… sao cho nhiệt độ trong chuồng ấm trước khi thả gà vào 1 tiếng. Khi nhập gà về tiến hành cân khối lượng, ghi chép lại sau đó cho gà con vào ô úm và thả gà vào gần các máng đã đổ nước trước để gà tập uống rồi đổ thức ăn cho gà ăn.

Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, nhiệt độ trong ô úm đảm bảo 33 - 350C, sau một tuần tuổi nhiệt độ chuồng nuôi giảm dần theo ngày tuổi và khi gà lớn nhiệt độ của chuồng đạt 23 - 250C.

Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với sự phát triển của gà. Theo dõi quan sát tình trạng đàn gà để đánh giá nguồn nhiệt bằng kinh nghiệm và điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Hiện tượng gà tập trung đông dưới nguồn nhiệt cho thấy gà bị thiếu nhiệt, phải tăng nhiệt độ lên bằng cách thắp thêm bóng đèn. Hiện tượng gà tản ra xa nguồn nhiệt cho thấy

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho gà lai chọi nuôi tại trại gà lê thành sự tại xã đỗ sơn, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)