Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho gà lai chọi nuôi tại trại gà lê thành sự tại xã đỗ sơn, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 37)

Số liệu thu được được tính toán bằng các công thức toán học thông thường và phần mềm Microsoft Exel.

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trại gà của ông Lê Thành Sự, xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ được sự giúp đỡ tận tình của gia đình và các cán bộ kỹ thuật, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau:

4.1.1. Quy trình chăm sóc

* Các công tác chuẩn bị và quy trình nhập gà giống về trại

- Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà

Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 12 - 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, dùng vòi áp suất cao xịt rửa sạch sẽ nền, mái, tường lưới, bạt cả bên trong lẫn bên ngoài chuồng, sau đó quét lại bằng nước vôi. Xịt rửa, quét, hót, dọn sạch hệ thống cống rãnh thoát nước, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng terminator.

Rải trấu làm đệm lót, phun thuốc sát trùng đệm lót. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: máng ăn, máng uống, tôn úm… đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng, và phơi khô trước khi đưa vào chuồng nuôi. Chuẩn bị lò đốt than, than, đèn úm, cám cho gà từ 1 ngày tuổi. Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng nếu thấy cháy hỏng thì phải thay mới, đảm bảo đủ ảnh sáng cho gà.

Quây bạt kín nơi tiến hành úm gà để giữ nhiệt độ tốt trong những ngày đầu. Bạt có thể nâng lên hoặc hạ xuống để tiện trong việc giữ nhiệt hoặc thoát bớt nhiệt. Dùng khung úm chia ô, quây thành hình vuông diện tích khoảng 16m2 mỗi ô tương ứng với 600 gà con.

- Quy trình chọn giống

Tiến hành chọn những con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo khối lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 33 - 36 gram.

- Quy trình kiểm tra

Khi nhận gà về trại phải kiểm tra và lưu giữ bản sao giấy kiểm dịch động vật, kiểm tra tình trạng hộp gà còn nguyên vẹn hay không, kiểm tra tình trạng niêm phong của đơn vị cung cấp giống, kiểm tra ngày tháng xuất hàng đóng dấu trên hộp đựng gà, kiểm tra giấy trứng nhận tiêm phòng.

* Quy trình chăm sóc gà theo từng giai đoạn

- Giai đoạn úm gà con: gà từ 1 - 28 ngày

Trước khi nhập gà em được kỹ thuật trại hướng dẫn phải quây úm gà con đủ rộng cho gà có thể thoải mái di chuyển không quá to cũng không quá nhỏ. Thắp bóng đèn úm sưởi, đốt than,… sao cho nhiệt độ trong chuồng ấm trước khi thả gà vào 1 tiếng. Khi nhập gà về tiến hành cân khối lượng, ghi chép lại sau đó cho gà con vào ô úm và thả gà vào gần các máng đã đổ nước trước để gà tập uống rồi đổ thức ăn cho gà ăn.

Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, nhiệt độ trong ô úm đảm bảo 33 - 350C, sau một tuần tuổi nhiệt độ chuồng nuôi giảm dần theo ngày tuổi và khi gà lớn nhiệt độ của chuồng đạt 23 - 250C.

Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với sự phát triển của gà. Theo dõi quan sát tình trạng đàn gà để đánh giá nguồn nhiệt bằng kinh nghiệm và điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Hiện tượng gà tập trung đông dưới nguồn nhiệt cho thấy gà bị thiếu nhiệt, phải tăng nhiệt độ lên bằng cách thắp thêm bóng đèn. Hiện tượng gà tản ra xa nguồn nhiệt cho thấy gà bị thừa nhiệt, phải hạ nhiệt bằng cách tắt bớt bóng úm, hạ thấp bạt xuống 1 chút để nhiệt thoát bớt ra ngoài. Gà tản đều là đã đủ nhiệt. Trong giai đoạn này phải thực sự chú ý vì khi thiếu nhiệt gà sẽ tụm vào nhau thường là tập trung ở các góc của quây úm và xảy ra trường hợp trèo lên nhau gây chết đè.

Đầu nhu cầu chiếu sáng của gà con là 24 giờ, 4 - 7 ngày là 16 giờ, 8 - 14 ngày là 12 giờ, 15 - 28 ngày là 8 giờ.

Máng ăn của gà giai đoạn này sử dụng là khay tròn, máng uống là máng đổ nước bằng tay. Một ngày thay máng uống 1 lần cọ rửa sạch phơi khô, 2 ngày thay máng ăn 1 lần cọ rửa phơi khô. Thức ăn giai đoạn này là cám dành cho gà từ 1 ngày tuổi, nước uống phải được đun sôi hoặc đã được máy lọc qua.

- Giai đoạn nuôi thịt: 28 ngày tuổi trở lên

Ở giai đoạn này thay khay ăn tròn, máng uống nhỏ bằng máng ăn treo tự đổ và đường nước tự động. Những dụng cụ được thay thế phải được cọ rửa, sát trùng và phơi nắng trước khi sử dụng. Các máng ăn máng uống sử dụng trong giai đoạn úm khi mang ra phải đánh rửa sạch sẽ, phơi khô rồi cất vào kho. Nhu cầu nước uống, thức ăn của gà tăng dần theo lứa tuổi. Lượng thức ăn còn thay đổi theo sức khỏe của gà và thời tiết.

Chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này cần thiết cho sự phát triển của gà. Chúng em điều chỉnh chế độ chiếu sáng thích hợp để thúc đẩy cho gà ăn nhiều hơn, cũng như dễ dàng cho việc lấy thức ăn. Ở giai đoạn úm gà, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn và chủ yếu là ánh sáng nhân tạo từ đèn chiếu sáng cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần giảm đi, vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, và có thể tăng tình trạng cắn mổ. Ở giai đoạn này chủ yếu lấy ánh sáng tự nhiên, phát quang cây cỏ xung quanh trại để tận dụng triệt để ánh sáng mặt trời, đêm không thắp điện ngoài những lúc cho uống thuốc tới ban đêm.

4.1.2. Kết quả quy trình thực hiện quy trình phòng bệnh và sử dụng vắc xin tại trại tại trại

Việc vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh trang trại là việc làm cần thiết và nên làm thường xuyên để ngăn chặn, hạn chế tối đa những tác động xấu nhất từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài chuồng ảnh hưởng đến đàn gà.

Việc quét dọn vệ sinh trại và vệ sinh máng ăn máng uống phải làm hàng ngày để giữ vệ sinh cho môi trường trong và ngoài trại. Vệ sinh tốt sẽ hạn chế được các bệnh mắc qua đường tiêu hóa.

Khi xuất hiện bệnh dịch lây lan ở những chuồng khác phải đặc biệt lưu ý phun sát trùng kỹ chuồng trại, người chăn. Hạn chế tối đa việc đi lại giữa các chuồng, không dùng chung đồ giữa các chuồng.

Do đó việc thực hiện vệ sinh sát trùng thường xuyên rất quan trọng để hạn chế dịch bệnh và tạo cho gà môi trường nuôi tốt nhất trong quá trình nuôi dưỡng. Trong chăn nuôi quy tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy việc phòng bệnh cho gà được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình kỹ thuật.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà trại chúng em được kỹ thuật trang trại hướng dẫn chủ động sử dụng các loại vắc xin cho đàn gia cầm để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trước khi sử dụng vắc xin không pha thuốc kháng sinh vào nước uống trong vòng từ 8 - 12h, pha vắc xin phải đúng theo tỷ lệ quy định.

Bảng 4.3. Kết quả việc vệ sinh sát trùng chuồng trại

Công việc Trong chuồng Ngoài chuồng

Số lần thực hiện (lần) Sát trùng trước khi vào gà - Terminator - Iodine 10%

- Quét vôi toàn bộ chuồng

- Xịt nước vôi

- Thuốc sát trùng terminator 13

Quét dọn vệ sinh

- Quét dọn sạch sẽ trần nhà với nền nhà - Dùng nước cọ rửa nền chuồng, trần bạt cách nhiệt với bạt xung quanh

- Quét dọn đường đi, sân trại, kho cám, hè, thềm, - Nạo vét cống rãnh 72 Vệ sinh máng ăn máng uống - Rửa sạch - Phơi khô 72 Xe và người vào trại

- Để chậu nước sát trùng ở cửa chuồng để nhúng ủng trước khi vào chuồng

- Phun sát trùng xe

- Rắc vôi bột lối xe đi lên 96

Xuất hiện bệnh dịch lây lan ở chuồng khác

- Không dùng chung dụng cụ vệ sinh, ủng… của các chuồng.

- Trước khi vào chuồng gà khỏe phải sát trùng giày dép

- Phun sát trùng nền chuồng

- Phun sát trùng xung quanh các dãy chuồng

- Rắc vôi bột vào phân và máu của gà bệnh

6

Xử lý gà

chết - Phun sát trùng nền, tường Rắc vôi, chôn sâu 117

4.1.3. Chẩn đoán bệnh

Trong quá trình thực tập em được kỹ thuật trại hướng dẫn và được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng từ ngày nhập gà đến ngày xuất bán. Qua quan sát và theo dõi em nhận thấy có rất nhiều yếu tố gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự phát triển của đàn gà như:

Yếu tố giống: qua thực tế theo dõi đàn gà Lai Chọi em chăm sóc, nuôi dưỡng sau khi nhập gà, một số gà con bị chết do sức đề kháng yếu.

Yếu tố thời tiết: nhiệt độ, ẩm độ , mật độ gà dày, đây là môi trường thích hợp cho virus, vi khuẩn phát triển

Yếu tố vệ sinh thú y: điều kiện vệ sinh thú y không tốt gây nên môi trường sống của gà bị nhiễm nhiều virus, vi khuẩn, máng ăn uống bẩn trong

quá trình ăn gà lại ăn phải phân của chính nó hoặc của con khác khiến cho mầm bệnh lại trở lại cơ thể.

Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng như điều kiện chăm sóc không tốt, vắc xin kém chất lượng…

Để tìm cách khắc phục hoặc hạn chế những ảnh hưởng đó cũng là điều không dễ dàng vì mật độ gà rất đông, Trong chăn nuôi, bệnh tật có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chăn nuôi, chúng làm giảm số lượng đàn gà, chất lượng đàn gà, tăng chi phí thức ăn và thuốc điều trị…

Trong quá trình chăm sóc nuôi, dưỡng tại trại. Khi theo dõi đàn gà phát hiện những con có những biểu triệu chứng của bệnh, kỹ thuật trại đã hướng dẫn chúng em tiến hành nhặt những con bị nặng hơn ra một ô riêng để chăm sóc và điều trị kỹ lưỡng hơn. Sau đó vẫn tiến hành điều trị cho tổng đàn.

Bảng 4.4. Chẩn đoán bệnh trong quá trình chăm sóc

4.1.4. Phòng bệnh và sử dụng vắc xin tại trại

* Thực hiện vệ sinh sát trùng tại trại

Thực hiện tốt công tác vệ sinh sát trùng sẽ góp phần hạn chế được dịch bệnh bùng phát, tiêu diệt được các mầm bệnh ngoài môi trường. Trong thời

Tên bệnh được chẩn đoán Số lượng tổng đàn (con) Số gà phát hiện bệnh (con) Số gà khỏi bệnh (con) Tỉ lệ mắc bệnh (%) Cầu trùng 8990 36 8954 0,40

Viêm ruột hoại tử 8950 26 8924 0,29

CRD 8920 30 8890 0,33

gian thực tập có rất nhiều lần nhập gà và phải thực hiện vệ sinh sát trùng 3 lần trước khi nhập gà.

Việc quét dọn vệ sinh trại và vệ sinh máng ăn máng uống phải làm hàng ngày để giữ vệ sinh cho môi trường trong và ngoài trại. Vệ sinh tốt sẽ hạn chế được các bệnh mắc qua đường tiêu hóa.

Đối với xe và người vào trại phải phun sát trùng kỹ xe và đường xe đi lên trại, người lạ muốn vào chuồng gà phải phun sát trùng toàn thân và đế giày dép. Thường những người vào trại phải sát trùng kỹ là những kỹ sư, nhân viên tiếp thị cám, thuốc. Tránh trường hợp xe và người mang nguồn bệnh từ trại khác đến.

Khi xuất hiện bệnh dịch lây lan ở những chuồng khác phải đặc biệt lưu ý phun sát trùng kỹ tất cả các chuồng trại nối đi lại, sân chơi của gà, người chăn. Hạn chế tối đa việc đi lại giữa các chuồng, không dùng chung đồ giữa các chuồng. Gà trong chuồng bị bênh không được thả ra sân chơi để tránh lây nhiễm sang các đàn khác và thực hiện chữa trị triệt để không bị sót.

Đối với gà chết nếu do bệnh dịch nguy hiểm, bệnh thuộc danh mục những bênh truyền nhiễm phải công bố dịch phải báo cáo chính quyền, tiêu hủy theo hướng dẫn. Nếu chết do các bệnh thông thường nên rắc vôi rồi chôn sâu.

* Thực hiện sử dụng vắc xin tại trại

Kỹ thuật trang trại đã hướng dẫn chúng em sử dụng các loại vắc xin và đạt kết quả sau:

Bảng 4.5. Quy trình sử dụng vắc xin tại trại và kết quả thực hiện vắc xin trên đàn gà lai chọi (n = 9000)

Ngày

tuổi Loại vắc xin Phòng bệnh Cách dùng

Số con thực hiện

(con)

1 Livacox T Cầu trùng Nhỏ miệng 9000

7

Avinew Newcastle

Pha chung nhỏ

mắt (1 giọt) 8992

Bioral H120 Viêm phế quản

truyền nhiễm

Gallivac IB88 IB biến chủng gây

bênh tích trên thân

11 IBD Blen +

Diftersec Gumboro + đậu

Nhỏ miệng +

chủng màng cánh 8994

15 Nemovac Sưng phù đầu do

virus Nhỏ mắt 8990

19 IBD Blen Gumboro Nhỏ miệng 8984

22

Galimune ND Newcastle Tiêm dưới da cổ

đủ liều 0,3 ml 8954 Avinew + Bioral H120 Newcastel + viêm phế quản truyền nhiểm Pha chung nhỏ miệng 8954

26 Hemovac (coryza) Sổ mũi truyền

nhiễm

Tiêm dưới cơ lườn

đủ liều 0,3ml 8953

30 ILT Viêm thanh khí

quản truyền nhiễm Nhỏ mũi 8948

35 H5N1 Cúm gia cầm Tiêm dưới da cổ

đủ liều 0,5ml 8943

Sử dụng vắc xin cho gà sẽ hạn chế được dịch bệnh nổ ra trên đàn gà. Khi sử dụng lưu ý công đoạn bảo quản, cách sử dụng vắc xin , nếu bảo quản hoặc sử dụng sai cách vắc xin có thể bị hư hỏng, không có tác dụng,…

4.1.5. Kết quả thực hiện quy trình sản xuất

* Tỷ lệ nuôi sống của gà

Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống gà tại cơ sở

Tuần Tuổi Đàn gà lai Chọi Tổng đàn (con) Số con chết (con) Trong tuần (%) Cộng dồn (%) Ss 9000 0 100,00 100,00 1 8992 8 99,91 99,91 2 8990 2 99,97 99,88 3 8954 36 99,59 99,48 4 8953 1 99,98 99,47 5 8950 3 99,96 99,44 6 8944 6 99,93 99,37 7 8943 1 99,98 99,36 8 8920 23 99,74 99,11 9 8913 7 99,92 99,03 10 8904 9 99,89 98,93 11 8899 5 99,94 98,87 12 8896 3 99,96 98,84 13 8892 4 99,95 98,80 14 8864 28 99,68 98,48 15 8858 6 99,93 98,42

Vì giống gà em chăm sóc, nuôi dưỡng là gà lai Chọi thời gian nuôi kéo dài 15 tuần mới xuất bán, nên trong thời gian thực tập tại trại em chỉ trực tiếp nuôi và theo dõi hoàn chỉnh được 1 đàn thời gian nuôi kéo dài từ cuối mùa hè sang mùa đông.

Qua bảng 4.5 cho ta thấy tỷ lệ nuôi sống của đàn gà lai Chọi khá cao. Tính cộng dồn khi kết thúc thí nghiệm ở 15 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 98,42%.

Qua thực tế chăn nuôi chúng em thấy tỷ lệ chết là 1,58%. Tỷ lệ gà chết trong giai đoạn sơ sinh đến 5 tuần tuổi là khá cao, một số nguyên nhân chính

là do khâu chọn lọc loại không triệt để những con gà yếu ở giai đoạn đầu và đến giai đoạn sau mới chết. Những con gà yếu không bị loại này có thể là nguồn mang trùng hoặc dễ mắc bệnh lây cho cả đàn, chúng sử dụng thức ăn làm tăng FCR nhưng giảm hiệu quả kinh tế. Ở giai đoạn 6 - 11 tuần tuổi tỷ lệ chết khá cao, do thời điểm đó gà đang có hiện tượng cắn mổ nhau hoặc một số con quá yếu bị mắc bệnh không chữa khỏi chết khá nhiều. Sau khi được kỹ thuật trang trại hướng dẫn Chúng em đã khắc phục bằng cách phân đôi chuồng, cắt lại mỏ, cho uống vitamin C, chăn sớm hoặc muộn tránh lúc thời tiết nóng, bắt nhốt riêng những con đã bị con khác mổ bị thương, những con quá yếu để chữa trị hoặc loại bỏ.

4.1.6. Kết quả điều trị trên đàn gà Chọi

Bảng 4.7. Phác đồ điều trị và tỷ lệ khỏi bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho gà lai chọi nuôi tại trại gà lê thành sự tại xã đỗ sơn, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 37)