Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào công việc
sản xuất với mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng. Tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia và các loại kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh. Có khi kênh phân phối là trực tiếp nhà sản xuất bán sản phẩm cho khách hàng mà không thông qua trung gian, có lúc kênh phân phối là gián tiếp sản phẩm sẽ thay đổi vài lần trước khi đến tay khách hàng. Những nhân tố nằm giữa nhà sản xuất và khách hàng được gọi là các trung gian phân phối. Trung gian phân phối trong kênh phân phối gián tiếp có thể bao gồm:
Bán sỉ/Nhà phân phối: Là các trung gian phân phối trên thị trường hoặc các nhà buôn bán trên thị trường.
Người buôn bán: Là các trung gian mua các sản phẩm từ nhà sản xuất sau đó bán cho các trung gian khác hoặc bán cho các khách hàng công nghiệp.
Nhà bán lẻ: Là các nhà trung gian mua các sản phẩm từ những nhà sản hoặc những nhà buôn bán sau đó bán sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng sử dụng cuối cùng.
Đại diện của nhà sản xuất: Là trung gian phân phối có quyền đại diện cho nhà sản xuất để bán sản phẩm cho các trung gian, tuy nhiên không có quyền sở hữu bất cứ sản phẩm nào.
Nhân viên tư vấn: Là trung gian tư vấn các sản phẩm từ nhà sản xuất đến các nhà buôn bán.
Hoạt động của kênh phân phối là gì: Kênh phân phối gồm tất cả các hoạt động diễn ra
trong lưu thông, là cầu nối liên kết giữa sản phẩm của nhà sản xuất với khách hàng sau quá trình sản xuất và trước quá trình tiêu thụ.
Các kênh phân phối phổ biến trong marketing
Các Kênh phân phối giúp nhà sản xuất bao phủ thị trường bằng cách đưa sản phẩm đến
những nơi khách hàng có nhu cầu. Nhà sản xuất yêu cầu phải tổ chức một quy trình đặt và giao hàng thuận lợi, làm cầu nối giữa người sản xuất sản phẩm và khách hàng sử dụng sản phẩm, giúp nhà sản xuất làm tốt hơn trong khâu chăm sóc khách hàng. Các kênh
phân phối là công cụ nghiên cứu thị trường giúp nhà sản xuất nắm bắt thị trường hiểu rõ
được nhu cầu mục đích của khách hàng về sản phẩm.
Ngoài ra, các kênh phân phối còn là công cụ tìm kiếm nhu cầu thông tin của đối thủ cạnh tranh, là nơi trưng bày sản phẩm thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, thay mặt nhà sản xuất cung cấp dịch vụ đến khách hàng như tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn về sản phẩm… Với những ưu điểm này hiện nay các kênh phân phối trong Marketing được chia thành ba loại: Kênh phân phối trực tiếp, gián tiếp và kênh phân phối đa cấp. Tùy vào nhu cầu, khả năng, mục đích của mỗi doanh nghiệp mà xây dựng kênh phân
phối và quản trị kênh phân phối phù hợp: 1. Kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối trong đó những thành phần tham gia
chỉ có nhà sản xuất và khách hàng. Các hàng hóa sản xuất sẽ được phân phối trực tiếp cho khách hàng mà không thông qua bất kỳ không trung gian nào. Kênh phân phối trực tiếp: P (producer) -> C (consumer).